hieuluat
Chia sẻ email

Bị lừa dối có thai để kết hôn, có được hủy kết hôn trái pháp luật?

Tư tưởng xã hội ngày càng tiến bộ, việc “ăn cơm trước kẻng” hiện nay không phải chuyện hiếm. Tuy nhiên, thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp người phụ nữ lừa dối bạn trai là đã có thai nhưng thực tế không có thai hoặc có thai với người khác nhằm mục đích ép đối phương tổ chức đám cưới.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, bao gồm:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Hai bên nam nữ đều không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:

+ Kết hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;

+ Người đang có vợ/chồng kết hôn với người khác;

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, người có họ 3 đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Kết hôn do lừa dối có được hủy kết hôn?

Kết hôn do lừa dối có được hủy kết hôn?

Vì vậy, nếu việc kết hôn vi phạm các điều kiện nêu trên thì sẽ bị Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật nếu có yêu cầu của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

Theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật do lừa dối kết hôn được quy định như sau: Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.

Quay lại trường hợp thực tế, nếu người chồng chứng minh được người vợ lừa dối mình là có thai hoặc lừa dối có thai với mình nhưng thực tế là có thai với người khác và mình vì lý do đó nên mới kết hôn thì sẽ được yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

X