Tùy thuộc vào việc nợ xấu thuộc nhóm nào, đã tất toán hay chưa mà khách hàng có cơ hội được tiếp tục vay tiền ngân hàng hay không.
Bị nợ xấu có được tiếp tục vay tiền ngân hàng?
Theo quy định của Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, lịch sử nợ xấu của khách hàng chỉ được lưu trữ trong thời gian tối đa là 5 năm kể từ ngày khách hàng thanh toán hết khoản nợ xấu.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng các thông tin tín dụng nhằm phục vụ việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khác. Nghĩa là, thông tin về lịch sử nợ xấu của khách hàng chỉ là một kênh để ngân hàng tham khảo và quyết định có cho khách hàng vay tiền hay không.
Tuy nhiên, thông thường, nếu được xếp vào nhóm nợ số 1 và 2, người từng có lịch sử nợ xấu vẫn được xem xét để cho vay với điều kiện khắt khe hơn. Nếu rơi vào nhóm nợ xấu số 3,4,5 hầu hết các ngân hàng đều từ chối cho vay bởi việc cho vay này chịu nhiều rủi ro. Sau thời gian tối đa 5 năm kể từ ngày tất toán khoản nợ xấu, lịch sử nợ xấu sẽ bị xóa và khách hàng có thể tiếp tục vay tiền bình thường.
Bị nợ xấu có được vay tiền ngân hàng hay không?
Phân loại 5 nhóm nợ
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, thông thường tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), gồm: các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), gồm: các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), gồm: các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), gồm: các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn), gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
hieuluat.vn