hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 12/09/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bị trả lương dưới mức tối thiểu, người lao động phải làm gì?

Mức lương tối thiểu vùng là quy định Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, khi bị xâm phạm quyền lợi này, người lao động vẫn chưa biết phải đi đâu để khiếu nại.

Doanh nghiệp trả thấp hơn mức lương tối thiểu bị phạt nặng

Hiện nay, mức phạt đối với doanh nghiệp trả lương người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

- Vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động  phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

- Vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

- Vi phạm từ 51 người lao động trở lên phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Đây là con số không hề nhỏ nhưng vẫn có không ít doanh nghiệp vi phạm khiến cho bản thân doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị phạt nặng còn quyền lợi người lao động thì không được bảo đảm.

Bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu, người lao động phải làm gì?

Bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu, người lao động phải làm gì?

Bị trả lương dưới mức tối thiểu, người lao động phải làm gì?

Lương tối thiểu vùng là mức lương đã được Nhà nước tính toán cặn kẽ để đảm bảo được cuộc sống cơ bản nhất cho người lao động. Vì thế, nếu chấp nhận lương thấp hơn mức này, người lao động sẽ không thể đảm bảo được cuộc sống với những nhu cầu bình thường nhất.

Nếu bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, người lao động cần đứng lên bảo vệ quyền lợi cho mình.

Đầu tiên, hãy thỏa thuận lại với doanh nghiệp để tăng mức lương lên ít nhất bằng lương tối thiểu vùng. Nếu không được chấp nhận, cần làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động thương binh và xã hội nơi công ty có trụ sở để nhờ can thiệp hoặc gửi đơn tố cáo đến Thanh tra Sở lao động.

Phương án cuối cùng là gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Xem thêm:

Lương thử việc có được thấp hơn lương tối thiểu vùng

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X