hieuluat
Chia sẻ email

Các Hiệp sĩ đường phố có đủ tiêu chuẩn được phong liệt sĩ?

Đến hôm nay, dư luận vẫn chưa hết “nóng” sau khi 2 Hiệp sĩ đường phố hy sinh trong khi bắt cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân TP Hồ Chí Minh. Nhưng điều mà nhiều người vẫn băn khoăn là liệu các anh có đủ tiêu chuẩn để được phong tặng danh hiệu liệt sĩ hay không?

Trường hợp nào được công nhận là liệt sĩ?

Các điều kiện, trường hợp công nhận liệt sĩ được quy định tại Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 16/7/2012. Đến năm 2013, Chính phủ cũng đã chi tiết hơn điều này tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP. Theo đó, người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là liệt sĩ:

- Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia.

- Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá.

- Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị.

- Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự.

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh.

- Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.

- Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

- Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát trong một số trường hợp.

- Mất tin, mất tích quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ.

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

Trong thời bình, người không được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thường chỉ được phong tặng danh hiệu Liệt sĩ trong trường hợp: Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự; Trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

Hai Hiệp sĩ đường phố có thể được xét Liệt sĩ, thuộc trường hợp trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, kết luận cuối cùng vẫn do cơ quan chức năng đưa ra sau khi đã đối chiếu với các quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn được công nhận là liệt sĩ?

Liệu 2 hiệp sĩ đã hy sinh có đủ tiêu chuẩn được công nhận là liệt sĩ?

Thủ tục xác nhận liệt sĩ

Theo quy định tại Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH, thủ tục, hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ trường hợp này bao gồm:

- Giấy báo tử (Mẫu LS1).

- Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử. Trường hợp này cần có Kết luận của cơ quan điều tra.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”;

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận Bằng “Tổ quốc ghi công”, có trách nhiệm chuyển hồ sơ kèm Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để trả về cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử.

Cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ, có trách nhiệm thông báo cho thân nhân liệt sĩ và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công”, sau đó bàn giao hồ sơ xác nhận liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi gia đình liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X