hieuluat
Chia sẻ email

Cách tính lương hưu cho cán bộ Nhà nước theo Luật mới thế nào?

Tham gia bảo hiểm xã hội đủ thời gian để được hưởng lương hưu là nguyện vọng chung của hầu hết người lao động. Vì đó là khoản hỗ trợ mang ý nghĩa lớn khi về già, khi không còn đủ sức lao động. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tính lương hưu. Với cán bộ Nhà nước nghỉ hưu thì thế nào, cách tính lương hưu ra sao?

Mục lục bài viết
  • Độ tuổi nghỉ hưu của cán bộ Nhà nước theo Luật mới
  • Tỷ lệ hưởng lương hưu cho cán bộ Nhà nước nghỉ hưu thế nào?
  • Cách tính lương hưu cho cán bộ Nhà nước nghỉ hưu
Câu hỏi: Tôi muốn biết cụ thể cách tính lương hưu cho cán bộ Nhà nước nghỉ hưu hiện nay thế nào? Tỷ lệ hưởng ra sao?

Độ tuổi nghỉ hưu của cán bộ Nhà nước theo Luật mới

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 

Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Tuổi nghỉ hưu đã được điều chỉnh mới nhất tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Như vậy, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

cach tinh luong huu cho can bo nha nuoc nghi huu

Tỷ lệ hưởng lương hưu của cán bộ Nhà nước nghỉ hưu thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu với lao động nam:

- Nghỉ hưu trong năm 2021: Đóng đủ 19 năm BHXH, được hưởng 45%. Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH, được hưởng 45%). Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

Tỉ lệ hưởng lương hưu với lao động nữ:

- Đóng đủ 15 năm BHXH: được hưởng 45%, sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Nếu tỷ lệ hưởng lớn hơn 75% thì người lao động được nhận trợ cấp 01 lần khi về hưu.

Ngoài ra theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu.

Cách tính lương hưu cho cán bộ Nhà nước nghỉ hưu

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, công thức để tính mức hưởng lương hưu của mọi người lao động tham gia BHXH là:

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Mức bình quân tiền lương (Mbqtl) đối với cán bộ nhà nước được quy định như sau:

- Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995: tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ việc

60 tháng

- Tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/01/1995 - 31/12/2000: tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ việc

72 tháng

- Tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/01/2001 - 31/12/2006: tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ việc

96 tháng

- Tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/01/2007 - 31/12/2015: tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 (120 tháng) năm cuối trước khi nghỉ hưu:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm

cuối trước khi nghỉ việc

120 tháng

- Tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/01/2016 – 31/12/2019: tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm

cuối trước khi nghỉ việc

180 tháng

- Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2020 – 31/12/2024: tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm

cuối trước khi nghỉ việc

240 tháng

- Tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/01/ 2025 trở đi: tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng

Tổng số tháng đóng BHXH


Trên đây là giải đáp liên quan đến cách tính lương hưu cho cán bộ nhà nước nghỉ hưu. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X