hieuluat
Chia sẻ email

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết nhất

Nếu đang cần tìm hiểu về cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mục lục bài viết
  • Thuế thu nhập cá nhân là gì? Khi nào phải đóng thuế TNCN?
  • Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024
  • Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú
  • Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú
  • Không đóng thuế TNCN bị xử lý thế nào?
Câu hỏi: Tôi vừa ký hợp đồng lao động với một công ty kinh doanh đồ điện tử từ 01/1/2024 với thời hạn 01 năm. Tôi vừa nhận lương tháng đầu tiên là 15 triệu đồng và sếp nói có phát sinh thuế thu nhập cá nhân. Vậy khi nào tôi phải đóng thuế TNCN? Cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Khi nào phải đóng thuế TNCN?

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Khi nào phải đóng thuế TNCN?Thuế thu nhập cá nhân là gì? Khi nào phải đóng thuế TNCN?

Thông qua các quy định về thuế thu nhập cá nhân được điều chỉnh bởi Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản khác điều chỉnh về lĩnh vực thuế thì có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân chính là một loại thuế trực thu, nghĩa là được thu trực tiếp từ thu nhập của một số cá nhân có thu nhập cao ở mức phải chịu thuế.

Cụ thể hơn thì thuế thu nhập cá nhân sẽ được trừ trực tiếp vào tiền lương của những cá nhân có thu nhập chịu thuế, tiền lương mà họ nhận về chính là khoản tiền đã trừ đi thuế thu nhập cá nhân (nếu có), tiền đóng bảo hiểm xã hội,...

Vậy khi nào thì người có thu nhập phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân? Làm thế nào để xác định được thế nào là thu nhập cáo đến mức chịu thuế?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 thì mức giảm trừ gia cảnh đối vớ bản thân người chịu thuế thu nhập cá nhân hiện nay là 11 triệu đồng/ tháng (tương đương với 132 triệu đồng/ năm) và mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc người nộp thuế là 4,4 triệu đồng/ tháng.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC cũng đã quy định rõ mức giảm trừ gia cảnh chính là số tiền được trừ trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cá nhân có thu nhập trước khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân đó.

Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản thì mức giảm trừ gia cảnh chính là điều đương nhiên mà cá nhân được hưởng khi kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Từ những phân tích trên có thể thấy, nếu cá nhân có thu nhập mà không có người phụ thuộc theo quy định thì chỉ có thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN khi có mức thu nhập từ tiền lương, tiền công từ 11 triệu đồng/ tháng trở lên.

Bởi 11 triệu đồng/tháng chính là mức được miễn trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế sau khi đã trừ đi các khoản tiền đóng BHXH bắt buộc cũng như các khoản đóng góp khác. Nếu thu nhập ở dưới mức 11 triệu đồng. tháng thì sẽ không đảm bảo cho việc nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 thì có 02 nhóm đối tượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại lãnh thổ Việt Nam. Tuỳ vào mỗi đối tượng khác nhau thì cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với những cá nhân có thu nhập chịu thuế cũng được quy định khác nhau. Cụ thể:

Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Trường hợp 1: Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ công việc có ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên:

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này được tính theo công thức sau:

Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

=

Thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công

x

Thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế chính được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế - Các khoản được giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công - Các khoản được miễn

  • Thuế suất được xác định theo nguyên tắc luỹ tiến từng phần theo Biểu thuế dưới đây:

 

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

 
Ngoài việc tính thuế TNCN theo công tính tính toán truyền thống nêu trên, người nộp thuế thu nhập cá nhân có thể thực hiện tính thuế thu nhập cá nhân của mình theo phương pháp rút gọn được quy định tại Phụ lục 01/PL-TNCN được ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC, cụ thể:
 

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng (đồng)

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu

5%

0 triệu + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 triệu đến 10 triệu

10%

0,25 triệu + 10% TNTT trên 5 triệu

10% TNTT - 0,25 triệu

3

Trên 10 triệu đến 18 triệu

15%

0,75 triệu + 15% TNTT trên 10 triệu

15% TNTT - 0,75 triệu

4

Trên 18 triệu đến 32 triệu

20%

1,95 triệu + 20% TNTT trên 18 triệu

20% TNTT - 1,65 triệu

5

Trên 32 triệu đến 52 triệu

25%

4,75 triệu + 25% TNTT trên 32 triệu

25% TNTT - 3,25 triệu

6

Trên 52 triệu đến 80 triệu

30%

9,75 triệu + 30% TNTT trên 52 triệu

30 % TNTT - 5,85 triệu

7

Trên 80 triệu

35%

18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu

35% TNTT - 9,85 triệu

Trường hợp 2: Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập nhưng không ký hợp đồng lao động hoặc có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 03 tháng

Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc trường hợp này sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định nếu có mức thu nhập từ 2 triệu đồng/ lần trở lên.

Quy định này cũng nêu rõ mức thuế suất được áp dụng để tính thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp này là 10%. Theo quy định trên có thể khái quát thành công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập từ tiền lương, tiền công (>2 triệu đồng) x 10%

Tuy nhiên, trong trường hợp này cần lưu ý, nếu cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân chỉ có duy nhất khoản thu nhập nêu trên, ước tính sau khi gỉảm trừ gia cảnh thì chưa đến mức phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân thì người nộp thuế phải làm cam kết theo Mẫu số 08/CK-TNCN được ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC để làm căn cứ tạm thời chưa phảikhấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú

Trong trường hợp này, việc tính thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức quy định tại Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC:

Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

=

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

x

Thuế suất 20%

Trong đó:

  • Thu nhập chịu thuế được xác định tương tự như tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động trên 03 tháng. Tuy nhiên, cần lưu ý:

  • Tổng thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam của cá nhân không cư trú không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam (*)

Tổng số ngày làm việc trong năm

+ Tổng thu nhập của cá nhân không cư trú hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày có mặt ở Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam (*)

365 ngày

Không đóng thuế TNCN bị xử lý thế nào?

Không đóng thuế TNCN bị xử lý thế nào?

Nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định là nghĩa vụ bắt buộc đối với những cá nhân có thu nhập cao ở mức chịu thuế theo quy định. Nếu cá nhân có thu nhập ở mức phải nộp thuế mà không thực hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân thì được xác định là hành vi vi phạm pháp luật về thuế và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế.

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, cá nhân thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng vi phạm về thời hạn kê khai và nộp hồ sơ khai thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt như sau:

STT

Mức xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi vi phạm

1

Cảnh cáo

Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 01-05 ngày và có các tình tiết giảm nhẹ

2

Phạt tiền từ 02 triệu đồng - 05 triệu đồng

Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 01-30 ngày (không có các tình tiết giảm nhẹ)

3

Phạt tiền từ 05 triệu đồng - 08 triệu đồng

Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 31 ngày đến 60 ngày

4

Phạt tiền từ 08 triệu đồng - 15 triệu đồng

  • Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 61 ngày đến 90 ngày;

  • Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 91 ngày trở lên nhưng không bị phát sinh tiền thuế cần nộp;

  • Không thực hiện nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế nhưng không bị phát sinh tiền thuế phải nộp;

  • Không nộp kèm các phụ lục giao dịch liên kết (nếu có)

5

Phạt tiền từ 15 triệu đồng - 25 triệu đồng

Nộp hồ sơ khai thuế quá hạn trên 90 ngày, có phát sinh tiền thuế phải nộp nhưng người nộp thuế đã khắc phục, nộp đủ tiền thuế vào ngân sách trước khi cơ quan thuế có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra, thanh tra về thuế hoặc trước thời điểm bị cơ quan thuế có thẩm quyền lập biên bản vi phạm đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

 

Ngoài việc thực hiện nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính với các mức nêu trên thì cá nhân vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, buộc nộp đủ số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước tho quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

Người nộp thuế thu nhập cá nhân cần lưu ý, nếu không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp quá hạn trên 90 ngày nhưng không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên thì người nộp thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trốn thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Trên đây là giải đáp về cách tính thuế thu nhập cá nhân và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài:  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X