Khoản tiền trợ cấp thất nghiệp được ví như “chiếc phao cứu sinh” với người lao động khi mất việc, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. Khi đó, nhu cầu tra cứu bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng cao. Vậy, có những cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp nào?
Hiện nay, có rất nhiều cách để người lao động tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số cách tra cứu phổ biến và nhanh chóng, thuận lợi nhất.
Cách 1: Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/dang-nhap-tra-cuu.aspx
Bước 2: Nhập thông tin để tra cứu quá trình
Bạn nhập đầy đủ thông tin vào các ô trống. Trong đó, những ô có dấu (*) là những thông tin bắt buộc cần phải điền đầy đủ:
- Tỉnh thành: Ấn vào mũi tên màu đen để được chọn Tỉnh thành của mình tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội: Ấn vào mũi tên màu đen để chọn cơ quan tham gia bảo hiểm xã hội.
- Từ tháng đến tháng: Là phần bạn muốn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội riêng của một khoảng thời gian nào đó.
- CMTND: Bạn điền đầy đủ số chứng minh thư nhân dân của mình vào ô trống.
- Họ tên: Nhập họ và tên của bạn (nếu họ tên đầy đủ dấu thì click vào ô có dấu hay không dấu ở phía dưới).
- Số sổ bảo hiểm xã hội: Bạn nhập phần mã số sổ nằm ở bìa sổ bảo hiểm xã hội của mình.
- Số điện thoại nhận OTP: Là số điện thoại mà bạn đã được công ty đăng ký để nhận mã OTP
- Sau khi nhập đầy đủ thông tin, chọn “Tôi không phải là người máy”.
Sau khi nhập hết các thông tin nêu trên, bạn nhấn vào ô “Lấy mã OTP”
Bước 3: Lấy mã OTP và tra cứu thông tin
Sau khi đã lấy được mã OTP (gửi về số điện thoại mà bạn/công ty đăng ký) thì bạn điền vào ô “Nhập mã OTP” rồi click vào ô “tra cứu”.
Lưu ý: Trường hợp chưa đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội, bạn sẽ không tra cứu được quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp mà phải làm thủ tục đăng kí số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 4: Nhận kết quả tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Cách 2: Tra cứu qua ứng dụng VssID
Đây cũng là một trong số cách được áp dụng khá phổ biến bởi hiện nay hầu hết người lao động đều được hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID. Tuy nhiên bạn phải đăng ký và có tài khoản VssID thì mới có thể thực hiện tra cứu theo cách này.
Các bước tra cứu như sau:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.
Bước 2: Chọn “Quá trình tham gia” tại Trang Quản lý cá nhân.
Bước 3: Chọn “BHTN” để xem quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Sau đó, bạn thực hiện tra cứu thông tin mà mình mong muốn có trên ứng dụng.
Hiện nay, có những cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp nào? (Ảnh minh họa)
Cách 3: Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại
Soạn tin nhắn theo cú pháp:
BH QT [mã số bảo hiểm xã hội] gửi 8079
BH QT [mã số bảo hiểm xã hội] [từ năm] [đến năm] gửi 8079
Ví dụ:
Soạn BH QT 1234567890 gửi đến 8079:
Nội dung tin nhắn nhận được: “Mã số BHXH: 1234567890, Thời gian tham gia BHXH:6 năm 3 tháng; Thời gian tham gia BHTN: 4 năm 6 tháng”
Cách 4: Gọi Tổng đài bảo hiểm để được hỗ trợ
Thông thường, cách này được sử dụng trong các trường hợp bạn đang cần tra cứu thông tin gấp hoặc không thể truy cập vào trang web của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc không thể cài đặt được ứng dụng VssID.
Khi đó, bạn có thể liên hệ tổng đài của cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 19006068 để được tổng đài viên hỗ trợ tra cứu bảo hiểm thất nghiệp.
Trong những cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp trên, cài đặt và tra cứu thông tin qua ứng dụng VssID đang được sử dụng khá rộng rãi bởi ngoài tính năng tra cứu bảo hiểm thất nghiệp, người lao động có thể dễ dàng tra cứu các thông tin khác liên quan đến quá trình đóng BHXH, mức hưởng,… ở mọi lúc, mọi nơi.
Đồng thời, khi sử dụng VssID, bạn có thể đi khám, chữa bệnh mà không cần mang theo thẻ BHYT như trước đây.
Trên đây là giải đáp về cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.
>> Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đang giãn cách xã hội thế nào?