Có không ít các cặp vợ chồng rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” sau khi kết hôn mới biết là có họ hàng 3 đời. Vậy cách xác định phạm vi 3 đời đơn giản nhất là gì?
1. Cách xác định phạm vi 3 đời để kết hôn
Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, người có họ trong phạm vi ba đời được xác định là những người có cùng một gốc sinh ra. Bao gồm các đời cụ thể như sau:
- Đời thứ nhất: Cha mẹ
- Đời thứ hai: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha
- Đời thứ ba: anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì
Trong đó, những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Căn cứ vào quy định trên, có thể hiểu, đời thứ nhất sinh ra đời thứ hai, đời thứ hai sinh ra đời thứ ba.
Do đó, xét về mặt tình cảm, những người trong phạm vi ba đời có quan hệ huyết thống rất gần nhau. Xét về mặt pháp luật, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa:
- Những người cùng dòng máu về trực hệ;
- Những người có họ trong phạm vi ba đời.
Hướng dẫn cách xác định phạm vi 3 đời để kết hôn đơn giản nhất (Ảnh minh họa)
2. Mức phạt áp dụng nếu kết hôn trong phạm vi 3 đời
Theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình thì hành vi kết hôn với người có quan hệ trong phạm vi 3 đời sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài ra, những người sau đây cũng không được phép kết hôn với nhau:
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,
- Giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể,
- Giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Như vậy, nếu kết hôn trong phạm vi 3 đời sẽ bị phạt nặng từ năm 2020 là thông tin bạn đọc cần lưu ý.
Xem thêm:
Từ 01/9, kết hôn trong phạm vi 3 đời, bị phạt tiền đến 20 triệu đồng