hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 30/05/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cần bổ sung các trường hợp Cảnh sát biển được nổ súng

Pháp luật Việt Nam đang hoàn thiện các quy định, dần dần nâng cao quyền hạn Cảnh sát biển để tăng cường chức năng của lực lượng này.

Cảnh sát biển được nổ súng trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam 2008, hiện nay, khi thi hành nhiệm vụ, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng trong các trường hợp sau đây:

- Khi người vi phạm dùng vũ khí chống trả hoặc dùng biện pháp khác trực tiếp đe doạ tính mạng và an toàn phương tiện của Cảnh sát biển Việt Nam;

- Khi truy đuổi người và phương tiện có hành vi vi phạm nghiêm trọng, nếu không dùng vũ khí thì người và phương tiện đó có thể chạy thoát;

- Để bảo vệ công dân khi bị người khác trực tiếp đe doạ tính mạng.

Trong các trường hợp được nổ súng quy định tại Điều này, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam chỉ được bắn vào đối tượng sau khi đã ra lệnh cho họ dừng lại hoặc nổ súng cảnh cáo mà không có kết quả, trừ trường hợp cấp bách; đối với những trường hợp phức tạp, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh quốc gia thì phải báo cấp có thẩm quyền quyết định.

Cảnh sát biển được nổ súng trong trường hợp nào?

Cảnh sát biển được nổ súng trong trường hợp nào?

Đại biểu Quốc hội yêu cầu bổ sung các trường hợp Cảnh sát biển được nổ súng?

Hiện nay, trong dự thảo Luật Cảnh sát biển bổ sung thêm trường hợp Cảnh sát biển được nổ súng khi biết rõ trên tàu thuyền chở đối tượng phạm tội hoặc chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia, cố tình chạy trốn; Khi biết rõ trên tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) tại phiên họp Quốc hội chiều 29/5/2018 cho rằng quy định như này là chưa đầy đủ. Vị Đại biểu Quốc hội này tỏ ra lo ngại việc quy định thiếu trường hợp được phép nổ súng sẽ gây khó cho cảnh sát biển. Ông Nghĩa bày tỏ thắc mắc về trường hợp như chất thải nguy hại, chất phóng xạ rất nguy hại mà đưa ra đổ ngoài biển, nếu trốn chạy thì sẽ xử lý như thế nào?

Dự kiến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV sẽ kéo dài trong khoảng 20 ngày. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án luật, cho ý kiến lần đầu về 8 dự án luật, trong đó có Luật Cảnh sát biển.

Có thể bạn quan tâm

X