hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 12/03/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

So sánh Căn cước công dân mã vạch và Căn cước công dân gắn chip

Hiện nay, các tỉnh đã dừng cấp Căn cước công dân mã vạch, chứng minh nhân dân (CMND) 9 số để chuyển sang cấp Căn cước công dân gắn chip. Vậy Căn cước công dân mã vạch và Căn cước công dân gắn chip khác nhau thế nào?

Câu hỏi: Vanbanluat cho em hỏi thẻ Căn cước công dân cũ và thẻ Căn cước công dân có gắn chip điện tử có gì khác nhau ạ - Nguyễn Bảo Minh An (Hà Nội)

Trả lời:

Tiêu chí

Căn cước công dân mã vạch

Căn cước công dân gắn chip

Số Căn cước công dân

Là mã số định danh cá nhân gồm 12 số tự nhiên

Giống Căn cước công dân mã vạch

Kích cỡ, hình dạng thẻ

- Hình chữ nhật

- Bốn góc được cắt tròn

- Chiều dài 85,6 mm

- Chiều rộng 53,98 mm

- Độ dày 0,76 mm

(khoản 1 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA)

- Hình chữ nhật

- Bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm

- Chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm

- Chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm

- Độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm

(khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA)

Nội dung mặt trước của thẻ

- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân

- Có giá trị đến

- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”

- Số

- Họ và tên

- Ngày, tháng, năm sinh

- Giới tính

- Quốc tịch

- Quê quán

- Nơi thường trú

(khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA)

- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm

- Ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30 mm

- Có giá trị đến/Date of expiry

- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM; Independence - Freedom - Happiness

- Dòng chữ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/Citizen Identity Card; biểu tượng chíp; mã QR

- Số/No

- Họ và tên/Full name

- Ngày sinh/Date of birth

- Giới tính/Sex

- Quốc tịch/Nationality

- Quê quán/Place of origin

- Nơi thường trú/Place of residence

Nội dung mặt sau của thẻ

- Trên cùng là mã vạch hai chiều

- Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ Căn cước công dân

- Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân

(điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA sửa đổi tại Thông tư 33/2018/TT-BCA)

- Bên trái, từ trên xuống:

+ Đặc điểm nhân dạng/Personal identification

+ Ngày, tháng, năm/Date, month, year

+ CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân

+ Chíp điện tử

- Bên phải, từ trên xuống:

+ Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ căn cước công dân

+ Dòng MRZ

Thời điểm bắt đầu thực hiện

- Từ ngày 01/01/2016, tại 16 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu

Từ tháng 01/2021, trên cả nước

Thời hạn sử dụng

Thẻ Căn cước công dân mã vạch phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

(khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân)

Giống Căn cước công dân mã vạch

Vật liệu làm thẻ

Được sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt (khoản 4 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA)

Được sản xuất bằng chất liệu đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt  (khoản 4 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA)

Thời gian thực hiện thủ tục

Tại thành phố, thị xã:

- Cấp mới, cấp đổi: không quá 07 ngày làm việc.

- Cấp lại: không quá 15 ngày làm việc.

Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo:

Không quá 20 ngày làm việc.

Các khu vực còn lại:

Không quá 15 ngày làm việc.

(Điều 25 Luật căn cước công dân 2014)

Giống Căn cước công dân mã vạch

Mức phí cấp mới, đổi, cấp lại

- Chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng

- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng

(Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC)

Từ 01/01/2021- hết 30/6/2021:

- Chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang thẻ Căn cước công dân: 15.000 đồng

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng

- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng

(Thông tư 112/2020/TT-BTC)

Từ 01/7/2021 về mức lệ phí như quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC

Trên đây là nội dung So sánh Căn cước công dân mã vạch và Căn cước công dân gắn chip. Nếu còn băn khoăn, độc giả vui lòng gửi câu hỏi tại đây. Các chuyên gia pháp lý của hieuluat.vn sẽ hỗ trợ bạn câu trả lời trong vòng 24 giờ làm việc, nếu câu hỏi đầy đủ thông tin.

Có thể bạn quan tâm

X