Chế độ nghỉ khám thai 2023 bao gồm những quy định cụ thể nào? Điều kiện, thủ tục, mức hưởng ra sao? Có được hưởng bảo hiểm y tế khi khám thai không? Toàn bộ quy định về chế độ khám thai được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Điều kiện hưởng chế độ nghỉ khám thai 2023 ra sao?
Câu hỏi: Tôi đang có thai được 9 tuần, hiện đang là nhân viên hành chính tại một công ty về giáo dục.
Xin hỏi, để được hưởng chế độ khám thai tôi cần đáp ứng các điều kiện nào? (Độc giả P.H tại Hà Nội gửi câu hỏi về cho chúng tôi).
Nghỉ khám thai là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Lao động nữ được hưởng chế độ khám thai khi họ thuộc một trong những trường hợp luật định và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm mang thai.
Ngoài ra, lao động nữ khám thai trong thời gian làm việc của cơ quan/tổ chức của mình thì mới được chi trả tiền cho thời gian nghỉ đi khám thai (khoản 2 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).Cụ thể, khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được nghỉ hưởng chế độ khám thai:
Là lao động nữ mang thai;
Là lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
Từ quy định trên, suy ra, tại thời điểm mang thai, lao động nữ có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà nghỉ làm đi khám thai là có thể được hưởng chế độ nghỉ khám thai theo pháp luật.
Kết luận: Để được hưởng chế độ nghỉ khám thai 2023 thì lao động nữ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm mang thai và thực hiện khám thai trong ngày làm việc của cơ quan/tổ chức/đơn vị mình.Lao động nữ được nghỉ mấy lần đi khám thai?
Câu hỏi: Tôi là công nhân tại khu công nghiệp Sóc Sơn, tôi đang có thai cháu thứ hai được 13 tuần.
Sắp tới đây tôi muốn xin nghỉ làm để đi khám thai.
Xin cảm ơn (Câu hỏi của bạn đọc Hồ T.T tại Hà Nội gửi về cho chúng tôi).
Thời gian nghỉ hưởng chế độ khám thai của lao động nữ thông thường là 01 ngày/1 lần khám thai và tối đa là 5 lần khám thai trong suốt thai kỳ.
Trong một số trường hợp đặc biệt, lao động nữ còn có thể được nghỉ 02 ngày/1 lần khám thai.
Điều này cũng có nghĩa rằng, nếu số lần, thời gian khám thai của lao động nữ trong suốt thai kỳ lớn hơn so với quy định nêu trên thì lao động nữ không được bảo hiểm xã hội chi trả cho những ngày, những lần khám thai vượt quá đó.
Cụ thể, thời gian, số lần lao động nữ được nghỉ khám thai hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Từ căn cứ trên, suy ra bảo hiểm xã hội chi trả chế độ nghỉ khám thai cho lao động nữ trong thời gian mang thai là:
Trong trường hợp thông thường: 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
Trường hợp lao động nữ mang thai ở xa nơi khám chữa bệnh hoặc có bệnh lý hoặc thai không bình thường: 05 lần, mỗi lần 02 ngày;
Thời gian nghỉ hưởng chế độ khám thai được tính theo ngày làm việc của cơ quan/doanh nghiệp/tổ chức của lao động nữ và không bao gồm ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng tuần;
Lưu ý: Riêng trường hợp mang thai ngoài tử cung, lao động nữ dù đủ điều kiện hưởng chế độ khám thai thì cũng không được chi trả chế độ nghỉ khám thai mà được hưởng theo chế độ nghỉ ốm đau, áp dụng đối với bệnh dài ngày (theo Công văn 2017/BHXH-CSXH ngày 9/6/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thông tư 46/2016/TT-BYT).
Tóm lại, trong toàn bộ chu kỳ mang thai, thời gian, số lần mà bạn được hưởng chế độ nghỉ khám thai 2023 như sau:
Nghỉ 05 lần, mỗi lần 01 ngày (tổng thời gian tối đa là 5 ngày);
Nếu nơi khám chữa bệnh xa nơi bạn ở hoặc khi mang thai bạn có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì bạn được nghỉ 05 lần, mỗi lần 02 ngày để khám thai (tổng thời gian tối đa là 10 ngày);
Thời gian được tính để chi trả tiền nghỉ khám thai của lao động nữ được tính theo ngày làm việc bình thường của cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp nơi lao động nữ làm việc;
Hồ sơ hưởng chế độ khám thai 2023 gồm những gì?
Hiện tôi đang mang song thai con đầu lòng hơn 5 tuần tuổi.
Do mang thai lần đầu, chưa được hưởng chế độ khám thai lần nào nên còn nhiều điều chưa rõ.
Tôi chân thành cảm ơn (Vướng mắc của bạn V.H tại Mê Linh, Hà Nội).
Theo quy định, người lao động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ nộp cho người sử dụng lao động hoặc nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu tại thời điểm nộp hồ sơ hưởng chế độ nghỉ khám thai, lao động nữ đã nghỉ làm).
Người sử dụng lao động có trách nhiệm, nghĩa vụ nộp hồ sơ này cho cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ nghỉ khám thai cho người lao động.Căn cứ điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, các loại giấy tờ người lao động phải chuẩn bị để hưởng chế độ khám thai gồm:
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan khám chữa bệnh cấp (nếu là việc khám thai ngoại trú);
Giấy ra viện nếu người lao động nghỉ việc khám thai mà phải điều trị nội trú;
Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu tại thời điểm giải quyết chế độ, người lao động đã nghỉ việc).
Lưu ý:
Người sử dụng lao động lập danh sách lao động được nghỉ hưởng chế độ khám thai, mẫu 01B-HSB để nộp cùng với hồ sơ mà người lao động nộp cho mình;
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội có thẩm quyền để giải quyết chế độ nghỉ khám thai;
Nếu người lao động tự nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội thì không cần mẫu 01B-HSB này.
Kết luận: Hồ sơ hưởng chế độ nghỉ khám thai 2023 mà người lao động cần chuẩn bị là giấy chứng nhận/giấy xác nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do cơ quan khám chữa bệnh có thẩm quyền cấp; hoặc giấy ra viện nếu khi khám thai mà người lao động phải điều trị nội trú.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, người lao động nộp cho cơ quan/doanh nghiệp/đơn vị nơi mình đang làm việc để được giải quyết chế độ nghỉ khám thai.
Mức tiền chi trả chế độ nghỉ khám thai là bao nhiêu?
Vậy xin hỏi, quy định về mức tiền được nhận khi nghỉ việc đi khám thai hiện nay đang là bao nhiêu ạ? (Bạn H.N từ TP. Hồ Chí Minh có vướng mắc cần chúng tôi hỗ trợ giải đáp)
Chào bạn, mức tiền chi trả của bảo hiểm xã hội cho chế độ nghỉ khám thai được tính toán dựa trên bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và số ngày nghỉ khám thai.
Cụ thể, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức tiền lao động nữ được hưởng khi nghỉ khám thai được tính theo công thức
Mức hưởng = (Mbq6t / 24 ngày) x 100% x Số ngày nghỉ
Trong đó:
Mbq6t : Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ khám thai;
Nếu lao động nữ chưa đóng đủ 06 tháng thì mức tiền lương bình quân được tính trên số tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Số ngày nghỉ là số ngày lao động nữ nghỉ làm đi khám thai;
Lưu ý: Trong những ngày nghỉ việc đi khám thai, người lao động sẽ không được nhận lương từ người sử dụng lao động mà được nhận tiền chế độ thai sản do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả (Điều 141 Bộ luật Lao động 2019).
Ví dụ 1: Chị T có mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong 12 tháng gần nhất là 6,5 triệu đồng.
Do thai của chị được bệnh viện thăm khám và kết luận là có nhiều vấn đề phải hết sức chú ý.
Vậy nên, chị được duyệt nghỉ 02 ngày mỗi lần khám thai.
Tổng số ngày nghỉ khám thai chị được hưởng là 10 ngày, nên mức hưởng trợ cấp của chị trong 10 ngày là: 6,5 triệu đồng : 24 ngày x 10 ngày = 2,708,000 đồng.
Ví dụ 2: Chị A mới đóng được bảo hiểm xã hội bắt buộc 4 tháng, tính đến thời điểm khám thai.
Giả sử thời gian mà chị A khám thai được duyệt là 1 ngày/1 lần khám thai.
Mức tiền lương bình quân của 4 tháng chị A đóng bảo hiểm xã hội là 7,2 triệu.
Vậy mức tiền hưởng chế độ khám thai 1 ngày mà chị A được nhận = 7,2 triệu đồng : 24 ngày x 1 ngày = 300.000 đồng.
Kết luận: Mức hưởng chế độ nghỉ khám thai 2023 được tính toán dựa trên số tiền lương bình quân tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động và số ngày được nghỉ hưởng chế độ khám thai theo quy định.
Thời hạn giải quyết hồ sơ nghỉ khám thai là bao lâu?
Thời gian nộp của tôi cũng đã gần một tuần rồi nhưng chưa nhận được chế độ.
Xin hỏi HieuLuat, thời gian giải quyết hồ sơ chế độ khám thai hiện đang được quy định thế nào?
Thời gian giải quyết yêu cầu nghỉ hưởng chế độ khám thai được quy định tại khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội như sau:
Không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nếu trường hợp do đơn vị sử dụng lao động đề nghị giải quyết yêu cầu.
Trong đó, trong khoảng thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nộp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ nghỉ khám thai tới cơ quan Bảo hiểm xã hội có thẩm quyền;
Vậy nên, tổng thời gian trong trường hợp này là không quá 16 ngày làm việc;
Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nếu người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
Đối chiếu với trường hợp của bạn, thời gian giải quyết chế độ nghỉ khám thai là không quá 16 ngày làm việc, kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ cho công ty.
Kết luận: Thời gian giải quyết chế độ nghỉ khám thai 2023 khi người sử dụng lao động đề nghị giải quyết là không quá 16 ngày làm việc.
Trường hợp người lao động tự đề nghị thực hiện thủ tục này thì thời hạn giải quyết là không quá 3 ngày làm việc.
Khám thai có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Câu hỏi: Hiện nay tôi đang có bầu được 5 tháng, đã xin nghỉ làm đi khám thai 02 lần tại bệnh viên y tế huyện, nơi xí nghiệp của tôi có trụ sở gần đó.
Bạn đọc Tr.H từ Hải Dương gửi cho chúng tôi.
Chào bạn, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, khám thai định kỳ là một trong những khoản chi trả của bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, việc khám thai định kỳ này phải thực hiện theo lịch hẹn chuẩn của bệnh viện và theo quy trình khám tiêu chuẩn.
Ngoại trừ trường hợp chẩn đoán, xét nghiệm thai không nhằm mục đích điều trị sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả (khoản 4 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014).
Điều này đồng nghĩa với việc, bảo hiểm y tế sẽ không chi trả viện phí cho người đi khám thai không theo lịch định kỳ và những xét nghiệm, chẩn đoán không nhằm mục đích điều trị, phục hồi chức năng…
Nói cách khác, những bệnh viện, phòng khám tư nhân, các cơ sở khám chữa bệnh khác không đồng chi trả bảo hiểm y tế thì lao động nữ mang thai sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả khi khám tại những cơ sở này.
Do vậy, trước khi đi khám, các cặp vợ chồng nên xác định cơ sở khám phù hợp và nên hỏi trước bác sĩ, y tá hoặc nhân viên y tế về vấn đề chi trả của bảo hiểm y tế để được hưởng đúng các chế độ.
Kết luận: Ngoài mức tiền được hưởng chế độ nghỉ khám thai 2023, lao động nữ mang thai còn được chi trả bảo hiểm y tế cho những lần khám thai nếu việc khám thai được thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh có liên kết chi trả bảo hiểm y tế.Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám thai là bao nhiêu?
Tôi đang mang thai tháng thứ ba.
Cho tôi hỏi, tôi có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám thai được không?
Tôi xin cảm ơn (Bạn đọc V.T.T ở Hưng Yên gửi cho chúng tôi).
Như chúng tôi đã nêu trên, khám thai định kỳ là một trong những trường hợp được bảo hiểm y tế chi trả.
Việc được chi trả bao nhiêu, chi trả như thế nào phụ thuộc vào nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của lao động nữ và nơi lao động nữ thực hiện khám thai định kỳ.
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tạm nhận định rằng, bảo hiểm y tế của bạn thuộc trường hợp được chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến (Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014).
Cụ thể, mức chi trả đối với lao động nữ đi khám thai định kỳ trái tuyến, đúng tuyến có sự phân biệt như sau:
Một là, đối với người đi khám đúng tuyến:
Lao động nữ được chi trả 80% chi phí khám thai nếu thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh có thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định.
Hai là, đối với người đi khám trái tuyến:
Điều trị nội trú: 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2022 trong phạm vi cả nước tại bệnh viện tuyến tỉnh;
Nội/ngoại trú: 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện trong phạm vi cả nước từ 1/1/2016;
Tóm gọn lại, ngoài số tiền được nhận khi hưởng chế độ nghỉ khám thai 2023, lao động nữ còn được bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám thai.
Mức hưởng bảo hiểm y tế nếu đi đúng tuyến hoặc đi các tuyến huyện là 100% mức hưởng của loại bảo hiểm y tế mà bạn đang tham gia.
Khám thai 02 lần/ 01 tháng có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Câu hỏi: Tôi đang mang thai ở tuần thứ 25, thai nhi của tôi đang có một chút vấn đề cần theo dõi đặc biệt.
Bác sĩ hẹn 02 tuần nữa tới khám lại, sau khi đã dùng hết đơn thuốc bác sĩ kê đơn.
Cho tôi hỏi, nếu lần khám thứ hai này, tôi vẫn đến khám tại bệnh viện đó, thì tôi có được hưởng bảo hiểm y tế khi đến khám nữa không?
Theo phân tích của chúng tôi ở trên, lao động nữ khi khám thai định kỳ được bảo hiểm y tế chi trả (điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014).
Khám thai định kỳ được hiểu rằng là thực hiện khám theo chu kỳ do bác sỹ tại cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Điều này cũng đồng nghĩa rằng, nếu bạn đi khám thai 2 lần/1 tháng mà thời gian khám thai này được bác sỹ của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì vẫn được bảo hiểm y tế chi trả như bình thường.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có điều kiện được bảo hiểm y tế chi trả cho lần khám thai thứ 2 trong tháng của mình vì việc thực hiện khám thai là theo chỉ định của bác sỹ đang làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
Kết luận: Lao động nữ được nhận tiền chế độ nghỉ khám thai 2023 cho những ngày nghỉ làm đi khám thai.
Ngoài ra, lao động nữ còn được bảo hiểm y tế chi trả cho lần khám thai định kỳ thứ 2 trong tháng (khám thai 2 lần/1 tháng) nếu có sự chỉ định của bác sỹ tại cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.