hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 15/09/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được quy định thế nào?

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là nguyên tắc cơ bản và quan trọng của Luật Đất đai. Tuy nhiên không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về nguyên tắc này. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.


Câu hỏi: Xin hỏi, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai hiện nay được quy định thế nào? Nhà nước thực thi quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai ra sao? - Thu Hằng (Hà Giang)

Sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

Để tìm hiểu chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, trước tiền cần hiểu tài sản thuộc sở hữu toàn dân là gì.

Theo Điều 197 Luật Dân sự 2015 quy định tài sản thuộc sở hữu toàn dân như sau:

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Đồng thời, tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 cũng nêu rõ, đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Như vậy, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, theo đó quyền năng sở hữu này được thông qua Nhà nước (Nhà nước vừa sở hữu, vừa thống nhất quản lý).

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)


Quyền của Nhà nước khi đại diện sở hữu đất đai thế nào?

Quyền năng của Nhà nước khi Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn bộ đất đai, thống nhất quản lý như sau:

- Quyền định đoạt đối với đất đaicủa Nhà nước bao gồm:

+ Quyết định kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất;

+ Quyết định mục đích sử dụng đất (thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất) (theo Điều 14 Luật Đất đai 2013).

+ Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất (theo Điều 15 Luật Đất dai 2013) gồm:

Hạn mức đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp;

Thời hạn sử dụng đất: Cho sử dụng đất ổn định lau dài và cho sử dụng đất có thời hạn).

+ Quyết định cho thuê đất, giao đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp sau đây:

Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; hoặcvì mục đích quốc phòng, an ninh;

Thu hồi đất do người sử dụng đất có vi phạm pháp luật về đất đai;

Thu hồi đất do tự nguyện trả lại đất, đất có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật.

+ Định giá đất (theo Điều 18 Luật Đất đai 2013).

+ Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất (phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; vì mục đích quốc phòng, an ninh;  do vi phạm pháp luật về đất đai; tự nguyện trả lại đất, do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Đối với trường hợp trưng dụng đất, Nhà nước chỉ được tiến hành trưng dụng trong trường hợp thật cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng hoặc trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, phòng, chống thiên tai)

+ Quyết định trao quyền sử dụng đất cho chủ thể sử dụng đất.

+ Quyết định chính sách tài chính về đất đai.

+ Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Nhà nước thực hiện việc quyết định mục đích sử dụng đất:

Nhà nước sẽ thực hiện quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai (theo Điều 19 Luật Đất đai 2013) như:

+ Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

+ Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;

+ Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do người sử dụng đất đầu tư vào mang lại.

- Nhà nước thực hiện việc trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất và quy định các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (theo Điều 20 Luật Đất Đai 2013):

+ Các cá nhân, tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất mà không có quyền sở hữu đất. Quyền sử dụng đất trong trường hợp này được xác lập do được Nhà nước cho thuê đất, giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

+ Mặc dù người có quyền sử dụng đất không có quyền sở hữu đối với đất nhưng trong những trường hợp nhất định cũng có các quyền như: Quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại,cho thuê, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất;...

+ Nhà nước sẽ thực hiện việc trao quyền sử dụng đất cho chủ thể sử dụng đất thông qua một trong các hình thức sau:

Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất;

Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm;

Công nhận quyền sử dụng đất.

- Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai.

Trên đây là giải đáp về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Quản lý nhà nước về đất đai thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Có thể bạn quan tâm

X