hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 15/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chế độ thai sản cho chồng 2023 thế nào khi vợ có hoặc không tham BHXH?

Hiện nay, chế độ bảo hiểm dành nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ lao động nữ khi sinh và nuôi con nhỏ. Vậy còn chế độ thai sản cho chồng năm 2023 được quy định thế nào khi vợ có hoặc không tham gia BHXH?

Mục lục bài viết
  • Chế độ thai sản của chồng khi vợ tham gia bảo hiểm xã hội?
  • Số ngày nghỉ khi vợ sinh con
  • Cách tính tiền thai sản cho chồng
  • Chế độ thai sản của chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội
  • Số ngày nghỉ khi vợ sinh con

Chế độ thai sản của chồng khi vợ tham gia bảo hiểm xã hội?

Số ngày nghỉ khi vợ sinh con

Theo khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

Thời gian nghỉ

Trường hợp

05 ngày làm việc

Vợ sinh thường 01 con

07 ngày làm việc

Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi

10 ngày làm việc

Vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc

14 ngày làm việc

Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật

*Lưu ý:

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của lao động nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con;

- Thời gian hưởng chế độ thai sản đã tính cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần

Cách tính tiền thai sản cho chồng

(1) - Tiền thai sản

Theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam có vợ sinh con sẽ tính hưởng chế độ thai sản theo công thức sau:

Mức hưởng

=

Số ngày nghỉ

x

100% Mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 06 tháng trước khi nghỉ

:

24

Nếu lao động nam có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội ít hơn 06 tháng thì mức hưởng thai sản chính là Mbqtl của các tháng đã đóng bảo hiểm.

*Lưu ý: Lao động nam đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo các quy định trên thì sẽ không được trả lương cho những ngày nghỉ (trừ trường hợp nghỉ phép năm theo Điều 113 và 144 Bộ luật Lao động 2019).

Ví dụ: Anh A đang tham gia bảo hiểm xã hội với mức bình quân tháng đóng bảo hiểm là 09 triệu đồng/tháng. Tháng 04/2023 vợ anh A sinh con phải phẫu thuật.

Theo quy định, ngoài việc được nghỉ 07 ngày làm việc thì số tiền trợ cấp thai sản anh A được hưởng là: 7 ngày x (9 triệu đồng : 24) = 2,625 triệu đồng.

(2) - Hưởng trợ cấp một lần

Điều 38 tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định trợ cấp một lần khi sinh con như sau:

- Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con;

- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội, cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con được sinh ra.

Như vậy, lao động nữ sinh con hoặc trường hợp sinh con chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì trợ cấp một lần được tính bằng công thức sau:

Tiền trợ cấp một lần = 2,0 x Mức lương cơ sở

Trong đó, mức lương cơ sở trước 01/7/2023 là 1,49 triệu đồng/tháng và từ 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng. Điều đó có nghĩa là, mức hưởng trợ cấp một lần cho chồng trước khoảng thời gian này là 2,98 triệu đồng và từ 01/7 là 3,6 triệu đồng.

*Lưu ý:

Để lao động nam được hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con cần đáp ứng được điều kiện sau:

- Trường hợp chỉ có chồng tham gia bảo hiểm: Người chồng phải đóng bảo hiểm đủ từ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh;

- Trường hợp người vợ nhờ mang thai hộ: Người chồng phải đóng bảo hiểm đủ từ 06 tháng trong vòng 12 tháng tính đến lúc nhận con;

- Trường hợp mẹ có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ điều kiện hưởng thai sản khi sinh con: Người chồng phải đóng bảo hiểm đủ từ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh.
chế độ thai sản cho nam 2020

Chế độ thai sản cho nam giới có vợ sinh con năm 2023 (Ảnh minh họa)

Chế độ thai sản của chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội

Số ngày nghỉ khi vợ sinh con

Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chế độ thai sản của chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

Thời gian nghỉ

Trường hợp

05 ngày làm việc

Vợ sinh thường 01 con

07 ngày làm việc

Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi

10 ngày làm việc

Vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc

14 ngày làm việc

Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật

*Lưu ý:

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của lao động nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con;

Thời gian hưởng chế độ thai sản đã tính cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần

Ngoài ra, người chồng còn được nghỉ chế độ thai sản trong những trường hợp đặc biệt sau:

- Chồng tham gia bảo hiểm mà không nghỉ việc khi vợ chết sau sinh sẽ được hưởng chế độ thai sản cho thời gian còn lại của vợ bên cạnh tiền lương;

- Chồng tham gia bảo hiểm xã hội mà vợ chết, gặp rủi ro sau khi sinh, được bác sĩ xác nhận không còn đủ sức để chăm con thì chồng được nghỉ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Cách tính tiền thai sản cho chồng

(1) - Tiền thai sản cho chồng

Theo Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014, tiền thai sản của chồng được tính theo công thức:

Mức hưởng

=

Mbq6t lương

:

24

x

100%

x

Số ngày được nghỉ

Trong đó:

- Mbq6t lương (Mức bình quân 6 tháng lương) là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ thai sản.

- Nếu chồng chưa đủ 06 tháng tham gia bảo hiểm thì Mbq6t lương sẽ thay bằng mức bình quân tiền lương của tất cả các tháng đã đóng bảo hiểm.

(2) - Tiền trợ cấp 1 lần khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, tiền trợ cấp 1 lần cho chồng khi vợ không tham gia bảo hiểm là 02 lần lương cơ sở, tức là:

Mức trợ cấp 1 lần    

=

2

x

Lương cơ sở

Năm 2023, mức lương cơ sở:

  • Là 1,49 triệu đồng/tháng trước 01/7, cho nên mức trợ cấp 1 lần lao động nam được nhận là 2,98 triệu đồng;
  • Là 1,8 triệu đồng/tháng kể từ 01/7, cho nên mức trợ cấp 1 lần lao động nam được nhận từ khoảng thời gian này là 3,6 triệu đồng

che do thai san cho nam 2021
Chế độ thai sản dành cho chồng khi vợ không đóng bảo hiểm thế nào? (Ảnh minh họa)

Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng

Hồ sơ cần có

Theo điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng gồm:

Đối với hồ sơ hưởng chế độ thai sản

- Sổ Bảo hiểm xã hội;

- Sổ hộ khẩu;

- Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con;

- Danh sách 01B-HSB ban hành tại Quyết định 166/QĐ-BHXH (do doanh nghiệp chuẩn bị khi nộp hồ sơ).

Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp một lần (đối với trường hợp đủ điều kiện)

- Sổ BHXH;

- Sổ hộ khẩu;

- Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

Trường hợp đồng thời hưởng chế độ thai sản và trợ cấp một lần thì chỉ cần nộp 01 lần hồ sơ nêu trên.

Thời hạn nộp hồ sơ

Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 đã quy định về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ như sau:

- Đối với người lao động: nộp hồ sơ cho bên sử dụng lao động trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

- Đối với bên sử dụng lao động: nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ phía người lao động.

*Lưu ý:

- Người lao động nộp hồ sơ muộn có thể vẫn được giải quyết hưởng chế độ thai sản, tuy nhiên phải có bản giải trình gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội. Cho nên Hieuluat khuyến nghị bạn đọc đủ điều kiện nên nộp hồ sơ trong thời hạn quy định để đảm bảo quyền lợi của mình;

- Trường hợp nộp muộn do lỗi của người sử dụng lao động mà gây thiệt hại cho người lao động thì phía người sử dụng lao động còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Quy trình, thủ tục nộp và giải quyết hồ sơ

Quy trình, thủ tục nộp và giải quyết hồ sơ thai sản cho chồng được nêu tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Bước 1. Người lao động nộp hồ sơ

Kể từ ngày quay lại làm việc, trong thời hạn tối đa là 45 ngày, người lao động phải nộp hồ sơ cho bên sử dụng lao động.

Bước 2. Người sử dụng tổng hợp và nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ từ người lao động thì bên sử dụng lao động (doanh nghiệp, tổ chức…) phải nộp trong thời hạn 10 ngày cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3. Chờ giải quyết hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ, người lao động chờ cơ quan bảo hiểm xem xét, giải quyết chế độ trong thời gian không quá 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ khi bên sử dụng lao động đề nghị.

Giải đáp thắc mắc khác về chế độ thai sản cho chồng

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh mổ có gì khác?

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh mổ năm 2023 được quy định như sau:

*Số ngày được nghỉ

Khi vợ sinh mổ, người chồng đang tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được nghỉ thai sản với số ngày được quy định như sau:

- Sinh mổ 01 con: được nghỉ 07 ngày làm việc;

- Sinh đôi hoặc sinh từ 03 con trở lên bằng phương pháp đẻ mổ: 14 ngày làm việc

Dựa vào nội dung khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH bổ sung Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, để thuận tiện chăm sóc vợ, con mới sinh thì người chồng có thể tự chủ động bố trí thời gian nghỉ thai sản nhưng phải đảm bảo:

- Thời gian nghỉ thai sản phải nằm trong 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con;

- Thời gian nghỉ thai sải có thể liền mạch hoặc ngắt quãng thành nhiều lần, song thời gian bắt đầu nghỉ việc lần cuối phải thuộc khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con (và vẫn phải đảm bảo tổng thời gian nghỉ việc giữa các lần nghỉ theo đúng quy định).

- Trước khi nghỉ thai sản, lao động nam cần làm thủ tục đề nghị nghỉ thai sản theo quy định của công ty hoặc chủ động báo trước, bàn giao công việc trong trường hợp công ty không có quy định cụ thể.

*Khoản tiền chồng được hưởng khi vợ sinh mổ

- Một là, tiền thai sản:

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả tiền thai sản cho thời gian nghỉ của chồng với mức hưởng theo công thức sau:

Mức hưởng

=

Mbqtl của 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc

:     24 ngày

x    Số ngày nghỉ

- Hai là, tiền trợ cấp một lần khi sinh con:

Người chồng sẽ được nhận tiền trợ cấp một lần khi vợ sinh con trong trường hợp:

- Vợ không có bảo hiểm xã hội;

- Vợ có đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ điều kiện hưởng thai sản nhưng chồng đã đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội từ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh.

Lúc này, tiền trợ cấp một lần thai sản được tính bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Cụ thể:

- Nếu con sinh từ nay đến ngày 30/6/2023: Tiền trợ cấp một lần = 2 x 1,49 triệu đồng = 2,98 triệu đồng/con;

- Trường hợp con sinh từ ngày 01/7/2023: Tiền trợ cấp một lần = 2 x 1,8 triệu đồng = 3,6 triệu đồng/con.

(Căn cứ: Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014).

Chế độ thai sản của chồng khi chồng là công an thế nào?

Theo nội dung quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội ban hành năm 2014, chồng là công an đang tham gia bảo hiểm xã hội cũng được nghỉ thai sản khi vợ sinh con. Cụ thể:

  • Vợ sinh thường: Chồng được nghỉ 05 ngày làm việc;
  • Vợ sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: Chồng được nghỉ 07 ngày làm việc.
  • Vợ sinh đôi: được nghỉ 10 ngày làm việc;
  • Vợ sinh từ ba con trở lên: cứ thêm mỗi con thì chồng được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

Cần chú ý, để được nghỉ phép theo chế độ thai sản thì chồng phải làm thủ tục xin nghỉ phép trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con.

Ngoài ra, nếu chồng là công an có bảo hiểm xã hội với thời gian từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh mà người vợ không đóng bảo hiểm xã hội thì chồng được trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương cơ sở. Từ 01/7/2023 trở đi, mức lương cơ sở được tăng lên từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng, cho nên trợ cấp một lần của chồng làm công an có vợ sinh con từ 01/7 trở đi là 3,6 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp về chế độ thai sản cho chồng, nếu còn băn khoăn, vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X