Chính sách miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên ngành này có điều kiện học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm có từ năm 1998
Ngày 2/12/1998, Luật Giáo dục đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua. Cũng là lần đầu tiên, quy định học sinh, sinh viên ngành sư phạm, người theo học các khoá đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí. Luật này có hiệu lực bắt đầu từ năm 1999.
Chính sách này được đánh giá rất cao trong thời kỳ đó, tạo điều kiện cho những học sinh học giỏi nhưng điều kiện khó khăn có cơ hội trở thành sinh viên và sau đó là giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp học.
Trong một thời gian dài, chính sách này đã thực sự phát huy hiệu quả. Nhiều học sinh giỏi đã trở thành các giáo viên giỏi, học sinh khó khăn đã được đến trường và có nhiều cống hiến đáng kể cho ngành giáo dục.
Tuy nhiên, sau 20 năm thực hiện, chính sách đã bộc lộ một số bất cập, và được đánh giá là gây ra nhiều lãng phí cho xã hội.
Chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm có từ khi nào?
Chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm có còn phù hợp?
Một thống kê gần đây đã cho ra kết quả đến hơn 50% sinh viên ngành sư phạm chọn ngành này vì chính sách miễn giảm học phí. Kết quả khảo sát này đã đặt ra một vấn đề lớn cần giải quyết, đó là liệu các sinh viên này có thực sự phù hợp, yêu nghề hay không? Lúc này, yếu tố hướng nghiệp đã trở nên méo mó, bị chi phối bởi các yếu tố khác.
Mặt khác, nhu cầu của thị trường việc làm đối với ngành sư phạm đã khác. Các trường đào tạo ngành sư phạm tuyển sinh ồ ạt, số sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp chiếm số lượng lớn. Điều này đã gây ra sự lãng phí rất lớn, dù Nhà nước đã chi ra một số tiền không nhỏ hàng năm để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên ngành này.
Vì thế, trong dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục mới đây, Bộ Giáo dục cũng đề xuất bỏ chính sách không phải đóng học phí đối với sinh viên ngành sư phạm. Thay vào đó, Bộ đề xuất hình thức tín dụng sư phạm để thay thế. Cụ thể, nếu sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng.
Hiện nay, đề xuất này đang nhận được sự đồng tình của đa số tầng lớp nhân dân.
hieuluat.vn