Sáng 25/10/2018, Quốc hội bỏ phiếu kín đánh giá tín nhiệm 48 chức danh. Những chức danh lấy phiếu tín nhiệm đều là những vị trí “cốt cán” trong bộ máy Nhà nước.
Chức danh nào phải lấy phiếu tín nhiệm?
Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
- Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
- Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm
Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm;
- Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
- UBTVQH trình Quốc hội thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Quy định về lấy phiếu tín nhiệm được đánh giá là một cơ chế tiên tiến, tạo ra bước đột phá nhằm phát huy dân chủ, và được coi là cuộc "sát hạch" quan trọng giữa nhiệm kỳ.
Xem thêm:
Phân biệt Lấy phiếu tín nhiệm và Bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội
hieuluat.vn