hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 12/08/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Có bắt buộc thành lập Ban quản trị nhà chung cư?

Ở các thành phố lớn, chung cư là phương án tối ưu giải quyết hầu hết nhu cầu nhà ở của người dân. Tuy nhiên, làm thế nào để có tiếng nói chung giữa những hộ dân khi sống chung một mái nhà?

Ban quản trị nhà chung cư là ai?

Theo Luật Nhà ở 2014, tùy thuộc vào quy mô nhà chung cư mà Ban quản trị sẽ có những thành phần khác nhau.

Đối với nhà chung cư có dưới 20 căn hộ:

Chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định thành lập hoặc không thành lập Ban quản trị. Trường hợp thành lập Ban quản trị thì:

- Nếu là nhà chung cư có một chủ sở hữu: Thành phần Ban quản trị bao gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư; được tổ chức theo mô hình tự quản.

- Nếu là nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu: Thành phần Ban quản trị bao gồm đại diện các chủ sở hữu, chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị còn có thể gồm cả người sử dụng.

Ban quản trị này được tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng.

Tuy nhiên, việc bầu, bãi miễn thành viên Ban quản trị sẽ không phải thành lập công ty cổ phần hay hợp tác xã mà được thực hiện thông qua Hội nghị nhà chung cư.

Đối với nhà chung cư có từ 20 căn hộ trở lên:

Bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư và thành phần tương tự như nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có dưới 20 căn hộ nêu trên.

Như vậy, việc thành lập Ban quản trị hay không sẽ phụ thuộc vào quy mô của chung cư đó.

Có bắt buộc thành lập Ban quản trị nhà chung cư?

Có bắt buộc thành lập Ban quản trị nhà chung cư?

Trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư

Với thành phần Ban quản trị nhà chung cư như đã phân tích, có thể thấy, đây là tổ chức đại diện cho quyền lợi của tất cả các bên: chủ sở hữu, chủ đầu tư và người sử dụng nhà chung cư.

Do đó, tổ chức này phải có trách nhiệm:

- Đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;

- Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người sử dụng về việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, giải quyết;

- Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong nhà chung cư;

- Thực hiện đúng quy chế hoạt động của Ban quản trị đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua, không được tự bãi miễn hoặc bổ sung thành viên;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, chủ sở hữu, người sử dụng khi thực hiện quyền và trách nhiệm không đúng quy định;

- Thực hiện các công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái luật.

Lưu ý, các nội dung dưới đây không áp dụng với Ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu:

- Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư; báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này;

- Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

- Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn.

Nếu nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành và được Hội nghị nhà chung cư giao cho Ban quản trị thì Ban quản trị thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hành theo quyết định của Hội nghị;

- Ký hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở để bảo trì phần sở hữu chung và giám sát hoạt động bảo trì.

Xem thêm:

Quy định về quản lý chỗ để xe của nhà chung cư

Nhà chung cư “dột”, trách nhiệm của chủ đầu tư ở đâu?

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X