Một thực tế đáng buồn hiện nay là có rất nhiều lý do khiến một cuộc hôn nhân tan vỡ, có thể do người vợ, người chồng, thậm chí là cả hai. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào những người trong cuộc cũng được quyền ly hôn.
Khi nào được đơn phương ly hôn?
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, có thể là thuận tình ly hôn hoặc ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương).
Và hiện nay, Toà án giải quyết cho ly hôn đơn phương trong 03 trường hợp:
- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;
- Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
- Vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Ly hôn khi vợ đang mang thai
Có được ly hôn khi vợ đang mang thai?
Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ, cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng vợ chồng và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em khi họ đang trong giai đoạn cần sự bảo vệ và chăm sóc, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Do đó, khi vợ đang mang thai thì người chồng không được quyền ly hôn. Nếu muốn ly hôn thì phải chờ ít nhất khi con đã hơn 12 tháng tuổi.
Xem thêm: