Có được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp khác tỉnh không? Quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng đất nông nghiệp là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Mảnh đất này là đất trồng lúa một vụ, đã có sổ đỏ nhưng chủ sở hữu để hoang một vài năm nay, nên muốn bán.
Vợ chồng tôi phải chứng minh được mình mua mảnh đất đó để làm nông nghiệp.
Cho tôi hỏi, công chứng viên nói thế có đúng không?
Có được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp khác tỉnh không?
Trong Luật Đất đai 2013 hiện nay không quy định việc có cho phép người khác tỉnh được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp không. Tuy nhiên, trường hợp chuyển nhượng đất nông nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Cụ thể:
- Điều kiện đối với bên chuyển nhượng:
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho khi có các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Đất không có tranh chấp.
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
+ Trong thời hạn sử dụng đất (còn thời hạn sử dụng đất).
- Điều kiện đối với bên nhận chuyển nhượng:
Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Ngoài ra, khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cần lưu ý về hạn mức nhận chuyển nhượng đất. Theo Điều 130 Luật Đất đai 2013, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (hạn mức này theo từng địa phương, thời kỳ là khác nhau).
Tuy vậy, do mảnh đất này sử dụng vào mục đích trồng lúa nên việc gia đình bạn có được nhận chuyển nhượng mảnh đất đó hay không phụ thuộc vào việc gia đình bạn có trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay không? Nếu bạn không chứng minh được mình trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp, bạn không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu chủ đất chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm sau đó chuyển nhượng cho bạn.
Như vậy, pháp luật không có quy định cấm người khác tỉnh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, các bên phải đảm bảo đáp ứng điều kiện chuyển nhượng trong từng trường hợp cụ thể.
Đặc biệt đối với bên nhận chuyển nhượng nếu không đáp ứng các điều kiện trên mà vẫn cố tình nhận chuyển nhượng thì có thể bị xử phạt vi phạm.
Có được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp khác tỉnh không? (Ảnh minh họa)
Mức xử phạt khi nhận chuyển nhượng đất mà không đủ điều kiện
Căn cứ Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, mức phạt đổi với hành vi nhận chuyển nhượng đất có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện như sau:
- Với hành vi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng mà không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
=> Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
- Với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
=> Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng.
- Với hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời hạn 10 năm kề từ ngày có quyết định giao đất.
=> Phạt tiền từ 03 - 06 triệu đồng.
- Với tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân
=> Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng.
Trên đây là giải đáp về Có được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp khác tỉnh không? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.
Xem thêm: Trường hợp nào không được mua bán đất?