hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 05/08/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Cố tình nhận trợ cấp thất nghiệp khi đã tìm được việc làm, xử lý thế nào?

Tìm được việc làm là một trong những nguyên nhân chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cố tình nhận trợ cấp thất nghiệp khi đã tìm được việc làm, xử lý thế nào?

Trường hợp nào bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Theo quy định của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau:

- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Có việc làm;

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Hưởng lương hưu hằng tháng;

- Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;

- Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;

- Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;

- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Cố tình nhận trợ cấp thất nghiệp khi đã tìm được việc làm, xử lý thế nào?

Cố tình nhận trợ cấp thất nghiệp khi đã tìm được việc làm, xử lý thế nào?

Khi nào người lao động được coi là đã tìm được việc làm?

Khi thuộc 1 trong 3 trường hợp dưới đây thì người lao động mới được coi là có việc làm và buộc phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp):

- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên;

- Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

- Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Cố tình nhận trợ cấp thất nghiệp khi đã tìm được việc làm, xử lý thế nào?

Đối với những vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử phạt theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;

- Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với người lao động không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi tìm được việc làm.

Xem thêm:

Vẫn phổ biến chuyện vừa đi làm vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp có được lĩnh 1 lần không?

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X