hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 03/10/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công chức mang thai hộ có tính là sinh con thứ ba?

Hiện nay, việc sinh con thứ ba là trái với quy định của Pháp lệnh dân số. Tuy nhiên, pháp luật lại cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nên đã gây ra khó khăn khi xác định trách nhiệm trong trường hợp mang thai hộ nhưng lại là con thứ ba.

Sinh con thứ ba, công chức bị xử phạt như nào?

Pháp lệnh dân số 2008 quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình là sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Như vậy, việc sinh con thứ ba là trái với quy định của Pháp lệnh này.

Tuy nhiên, nếu như trước đây Nghị định 114/2006/NĐ-CP có quy định việc xử phạt việc sinh con thứ ba thì khi Nghị định 176/2013/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định 114 lại không đề cập gì đến vấn đề này. Như vậy, Chính phủ chưa ban hành văn bản quy định chung về mức xử phạt với người sinh con thứ ba. Dẫu vậy, công chức, viên chức hoàn toàn có thể bị xử phạt theo quy định của đơn vị nơi họ công tác hoặc sinh sống do vi phạm quy định của Pháp lệnh dân số..

Công chức mang thai hộ có tính là sinh con thứ ba?

Công chức mang thai hộ có tính là sinh con thứ ba?

Công chức mang thai hộ có tính là sinh con thứ ba?

Theo Nghị định 20/2010/NĐ-CP, các trường hợp sau không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con:

- Vợ/chồng hoặc cả hai thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân;

- Sinh con lần đầu nhưng sinh ba con trở lên;

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;

- Tại thời điểm sinh lầm thứ ba chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;

- Vợ chồng đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không di truyền;

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ) sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); hoặc sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng. Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống;

- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Nghị định này ra đời năm 2010 trước khi quy định mang thai hộ trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được ban hành nên không hề nhắc đến vấn đề mang thai hộ. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, việc mang thai hộ của công chức vẫn được tính là sinh con thứ ba và công chức vẫn bị phạt.

Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Theo quy định này, đứa trẻ mà công chức mang thai hộ không phải con của họ nên việc mang thai hộ không được tính là sinh con thứ ba.

Xem thêm

Chế độ thai sản cho người mang thai hộ

Phạt tù đến 5 năm nếu tổ chức mang thai hộ

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X