Xoay quanh vấn đề xe không chính chủ, nhiều người vẫn còn băn khoăn liệu xe đi mượn có bị phạt lỗi này không. Theo quy định, Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ chỉ phạt lỗi xe không chính chủ trong 02 trường hợp.
Khi nào bị phạt lỗi xe không chính chủ?
Trước tiên, cần khẳng định rằng không có văn bản pháp luật nào có cụm từ xe không chính chủ. Đây là cách gọi thông dụng của người dân để chỉ hành vi sử dụng xe không do mình đứng tên sở hữu.
Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) khi mua, được cho, được tặng, được thừa kế…
Không phải mọi trường hợp lái xe không phải của mình đứng tên đều bị phạt.
Theo khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019, việc xác minh để phát hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế chỉ được thực hiện thông qua 02 trường hợp sau:
- Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
- Công tác đăng ký xe.
Như vậy, CSGT sẽ chỉ xử phạt lỗi xe không chính chủ khi điều tra, giải quyết tai nạn giao thông hoặc khi đăng ký xe. Do đó, trường hợp đi xe do mượn, do thuê... thì không xử phạt, CSGT cũng không được dừng xe chỉ để kiểm tra và xử phạt xe không chính chủ.
CSGT chỉ phạt lỗi xe không chính chủ trong 2 trường hợp (Ảnh minh họa)
Mức phạt lỗi xe không chính chủ
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe bị xử phạt như sau:
Vi phạm | Mức phạt | Căn cứ |
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy | - Cá nhân bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng | Điểm a khoản 4 Điều 30 |
- Tổ chức bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng. | ||
Không làm thủ tục đăng ký sang tên ô tô | - Cá nhân bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng | Điểm l khoản 7 Điều 30 |
- Tổ chức bị phạt từ 04 - 08 triệu đồng |
Xem thêm:
Ngồi sau không thắt dây an toàn, phạt lái xe hay người ngồi sau?