hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 11/11/2020
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

CSGT xử phạt sai có phải bồi thường cho người dân không?

Khi không đồng ý với quyết định xử phạt của Cảnh sát giao thông (CSGT) thì người dân có quyền khiếu nại. Vậy trường hợp CSGT xử phạt sai có phải bồi thường không?

1. Yêu cầu CSGT xử phạt sai phải bồi thường dựa trên căn cứ nào?

Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”.

Đồng thời, Điều 584 Bộ luật này quy định, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Việc bồi thường thiệt hại trong những trường hợp nêu trên được loại trừ khi thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Như vậy, việc bồi thường thiệt hại sẽ xảy ra khi có các điều kiện sau:

- Có thiệt hại xảy ra;

- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái luật mà không phải do sự kiện bất khả kháng, không hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

CSGT xu phat sai co phai boi thuong cho nguoi dan khong

CSGT xử phạt sai có phải bồi thường cho người dân không? (Ảnh minh họa)

2. Vậy, CSGT xử phạt sai có phải bồi thường không?

Theo phân tích ở trên, thì việc CSGT xử phạt sai phải bồi thường là có cơ sở pháp lý. Vấn đề ở đây là người bị thiệt hại phải chứng minh được:

- CSGT xử phạt sai như thế nào, sai ở đâu;

- Bản thân bị thiệt hại do việc xử phạt sai của CSGT gây ra.

Việc chứng minh mức độ thiệt hại có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ cho việc yêu cầu bồi thường.

Thông thường, xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm những nội dung sau:

- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;

- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;

- Thiệt hại khác do luật quy định.

Mức bồi thường sẽ do 02 bên tự thỏa thuận. Nếu không thể thỏa thuận được, người bị thiệt hại có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu CSGT bồi thường.
Lưu ý, theo quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự, thời hạn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Xem thêm:

Chỉ 4 trường hợp CSGT được dừng xe kiểm tra

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X