hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 17/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xe máy có được đi vào làn BRT không?

Làn đường BRT chỉ dành cho một loại phương tiện là xe buýt nhanh. Tuy nhiên, thực tế nhiều người khi tham gia giao thông thấy làn đường trống nên chạy vào. Vậy Xe máy có được đi vào làn BRT không? Xe máy đi vào làn BRT bị phạt bao nhiêu tiền?

Mục lục bài viết
  • Làn đường BRT là gì?
  • Xe máy có được đi vào làn BRT không?
  • Xe máy đi vào làn BRT bị phạt bao nhiêu tiền?
  • Ô tô đi vào làn BRT phạt bao nhiêu tiền?

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi hiện đang ở Hà Nội, thông thường giờ cao điểm Hà Nội hay tắc đường, mà làn đường BRT trống nên tôi chạy trong làn này cho nhanh. Luật sư cho tôi hỏi xe máy có được đi vào làn BRT không? Nếu không được thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Làn đường BRT là gì?

BRT (Bus Rapid Transit) nghĩa là phương tiện vận tải công cộng - xe bus nhanh. Làn đường BRT (làn đường dành riêng cho xe bus nhanh) là làn đường chuyên dụng cho một phương tiện duy nhất là xe bus nhanh. 

Ở Việt Nam, làn đường BRT chỉ có ở thành phố Hà Nội và kéo dài từ bến xe Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa (đi qua địa bàn các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân và Hà Đông). 

Tuyến đường này được đầu tư xây dựng với hơn 1000 tỷ đồng nhằm mục đích chính là làm giảm ùn tắc giao thông tại thủ đô và đã được đưa vào sử dụng từ năm 2017 cho đến nay. Hiện tại, tuyến đường này do Xí nghiệp xe buýt nhanh Hà Nội vận hành. 

Đồng thời, căn cứ Phụ lục D Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho xe bus nhanh phải đặt biển số R.412a có cụm từ “BRT” ở trêm. Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. 

Làn đường BRT là gì?

Ngoài giảm ùn tắc giao thông, làn đường BRT còn có một số lợi ích khác như:

- Thu vé ngay tại nhà chờ: Đối với các phương tiện xe bus truyền thống, hành khách thường mua vé theo lượt trên xe buýt hoặc mua vé tháng. Với xe buýt nhanh, thay vì phải mua trên xe, hành khách mua vé nhà chờ một cách nhanh chóng và thuận tiện.

- Thu vé tại nhà chờ: Trái với việc mua vé trên xe bus truyền thống hoặc mua vé tháng, hành khách trên xe buýt nhanh có thể mua vé ngay tại những điểm chờ một cách dễ dàng và nhanh chóng.

- Tín hiệu giao thông ưu tiên: Bên cạnh sử dụng làn đường riêng, hệ thống BRT còn được trang bị các tín hiệu giao thông ưu tiên tại những điểm giao thông có đèn tín hiệu, giúp xe buýt nhanh di chuyển một cách liên tục và hiệu quả hơn.

- Các điểm dừng tiện ích của hệ thống BRT: được thiết kế với nền cao ngang bằng sàn xe buýt, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách lên xuống xe một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Khi xe dừng, cửa xe tự động mở ra, giúp hành khách có thể lên xuống xe mà không cần phải bước xuống đất như ở các điểm dừng của xe bus thông thường.

Xe máy có được đi vào làn BRT không?

Cũng theo quy định tại Phụ lục D Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT, trên làn đường có đặt biển báo làn dành riêng BRT, các loại xe khác bao gồm cả xe máy không được đi vào, trừ 05 loại xe ưu tiên quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 gồm:

Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; và đoàn xe tang.

Đồng thời, khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định rõ, trên tuyến đường bộ có nhiều làn đường cho phương tiện đi cùng chiều, các làn đường phân biệt bằng vạch kẻ phân làn thì người tham gia giao thông phải điều khiển phương tiện đi trong làn đường theo quy định.

Như vậy, ngay cả giờ cao điểm thì cũng không được điều khiển bất kỳ loại phương tiện nào vào làn BRT. Nếu vi phạm sẽ bị phạt theo quy định pháp luật.

Xe máy đi vào làn BRT bị phạt bao nhiêu tiền?

Xe máy đi vào làn BRT bị phạt bao nhiêu tiền?

Xe máy đi vào làn BRT bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì xe máy đi vào làn BRT bị phạt như sau:

Hành vi

Hình thức xử phạt

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Đi vào làn BRT

Từ 400 - 600 nghìn đồng

(điểm đ khoản 3 Điều 6)

Không có

Đi vào làn BRT gây tai nạn

Từ 4 - 5 triệu đồng

(Điểm b khoản 7 Điều 6)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng

(điểm c khoản 10 Điều 6)

Ô tô đi vào làn BRT phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với xe ô tô đi vào làn BRT sẽ nặng hơn đối với xe máy, cụ thể như sau:

Hành vi

Hình thức xử phạt

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Đi vào làn BRT

Từ 4 - 6 triệu đồng

(điểm đ khoản 5 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng

(điểm b khoản 11 Điều 5)

Đi vào làn BRT gây tai nạn

Từ 10 - 12 triệu đồng

(Điểm a khoản 7 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng

(điểm c khoản 11 Điều 5)

Trên đây là nội dung giải đáp cụ thể cho câu hỏi Xe máy có được đi vào làn BRT không?

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X