Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở. Việc xác định các đối tượng này dựa trên một số tiêu chí cụ thể.
Điều kiện được mua nhà ở xã hội
Theo quy định của Luật Nhà ở 2014, đối tượng được mua nhà ở xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhưng diện tích bình quân trên đầu người thấp hơn 10m2/người, chưa được mua/thuê/thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức;
- Người đó phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, TP trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ học sinh, sinh viên…;
- Đối với người thu nhập thấp, nghèo, cận nghèo ở đô thị; người lao động làm việc cho doanh nghiệp; sĩ quan…; cán bộ, công chức, viên chức thì phải là đối tượng không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
Nếu là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo.
Điều kiện mua nhà ở xã hội như thế nào?
Nguyên tắc xét duyệt đối tượng được mua nhà ở xã hội theo dự án
- Nếu số hồ sơ đăng ký mua hợp lệ bằng hoặc ít hơn tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố thì việc lựa chọn căn hộ thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng;
- Nếu số hồ sơ đăng ký mua hợp lệ nhiều hơn tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố thì phải chấm điểm theo các tiêu chí pháp luật quy định;
Sau khi xét duyệt, lựa chọn đủ hồ sơ hợp lệ thì việc xác định cụ thể từng căn hộ trước khi ký hợp đồng thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận. Trường hợp có nhiều hồ sơ hợp lệ bằng điểm nhau vượt quá tổng số căn hộ được đầu tư thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn theo hình thức bốc thăm công khai;
- Nếu người mua không đạt được nguyện vọng của mình và không muốn lựa chọn căn hộ khác còn lại tại dự án đã đăng ký thì được trả hồ sơ để đăng ký tại các dự án khác.
Xem thêm:
Điều kiện để được mua nhà ở xã hội
hieuluat.vn