hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 07/10/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực

Những giao dịch hàng ngày của chúng ta như mua bán, đặt cọc, trông xe… phần lớn đều là giao dịch dân sự. Tuy nhiên, không phải giao dịch dân sự nào cũng được pháp luật công nhận.

Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực chỉ khi giao dịch đó có đầy đủ tất cả các điều kiện sau:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, đối với những trường hợp pháp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì giao dịch phải đáp ứng điều kiện về hình thức mới có hiệu lực pháp luật.

Chẳng hạn, pháp luật yêu cầu hợp đồng mua bán nhà phải lập thành văn bản có công chứng nên trường hợp mua bán nhà không lập thành văn bản hoặc lập thành văn bản nhưng không công chứng đều bị vô hiệu.

Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực

Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Khi giao dịch dân sự không có đầy đủ các điều kiện có hiệu lực mà pháp luật quy định hoặc giao dịch không đáp ứng được yêu cầu về hình thức thì giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự bị vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.

Bên có lỗi trong việc khiến giao dịch dân sự bị vô hiệu mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X