Để thuận tiện trong công việc và cuộc sống, hiện nay nhu cầu được tách khẩu, chuyển khẩu, nhập khẩu ngày càng trở lên phổ biến. Vậy 03 thủ tục này được hiểu thế nào cho đúng và điều kiện thực hiện là gì?
Tách khẩu, chuyển khẩu, nhập khẩu là các thủ tục phổ biến rất dễ gặp hiện này. Vậy để thực hiện được các thủ tục này cần đáp ứng các điều kiện cụ thể nào?
1. Điều kiện tách khẩu
Tách khẩu hay tách sổ hộ khẩu là việc một người đang đăng ký thường trú, có tên trong một sổ hộ khẩu thực hiện thủ tục xóa tên trong sổ hộ khẩu đó và đăng ký sổ hộ khẩu mới.
Như vậy kết quả của việc tách khẩu này là việc ra đời một sổ hộ khẩu mới, có thông tin của người được tách khẩu trong đó.
* Điều kiện tách khẩu:
Theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2006, sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau:
- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình người đó; người sống độc thân; người đủ năng lực hành vi dân sự, có nhu cầu tách khẩu; người đã nhập vào sổ hộ khẩu và được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản;
- Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình;
- Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
- Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo sống tại cơ sở tôn giáo.
Điều kiện tách khẩu, chuyển khẩu, nhập khẩu (Ảnh minh họa)
2. Điều kiện chuyển khẩu
Chuyển khẩu hay chuyển sổ hộ khẩu được hiểu là việc một người đang có tên trong Sổ hộ khẩu, làm thủ tục xóa tên để chuyển sang một số hộ khẩu khác, thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Như vậy trong trường hợp này, không có sự ra đời của sổ hộ khẩu mới, mà chỉ là việc xóa đăng ký thường trú tại nơi thường trú cũ để chuyển sang nơi thường trú mới.
* Điều kiện chuyển khẩu:
Theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2006, có 02 trường hợp chuyển khẩu (chuyển khẩu được cấp giấy chuyển khẩu và chuyển khẩu không cần cấp giấy chuyển khẩu). Trong đó, trường hợp chuyển khẩu được cấp giấy chuyển khẩu bao gồm:
- Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
- Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trong trường hợp này, hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển khẩu bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
3. Điều kiện nhập khẩu
Theo quy định tại Chương III Luật Cư trú 2006 thì nhập khẩu (nhập sổ hộ khẩu) hay đăng ký thường trú được hiểu là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.
Như vậy, kết quả của việc đăng ký thường trú là tên người đó có tên trong sổ hộ khẩu của một cá nhân hoặc hộ gia đình đang sinh sống tại địa chỉ đăng ký thường trú.
* Điều kiện đăng ký thường trú:
Theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Cư trú 2006 sửa đổi năm 2013 bao gồm 02 trường hợp:
- Đăng ký thường trú tại tỉnh:
Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
- Đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục liên tục tại thành phố đó từ 01 năm trở lên;
+ Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình;
+ Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
+ Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.
Xem thêm: