Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, việc lừa đảo qua mạng ngày càng phổ biến. Một câu hỏi chúng tôi nhận được khá nhiều thời gian qua là có được tố cáo qua điện thoại hay không?
Câu hỏi: Cháu được một người trên zalo giới thiệu công việc qua app, việc đẩy doanh số bán hàng. Người giới thiệu hướng dẫn cháu nạp tiền và hoàn thành đơn hàng sau đó sẽ hoàn lại tiền gốc và hoa hồng. Mấy đơn đầu cháu làm thấy vốn thấp và hoa hông cũng ổn nên làm tiếp nhưng càng ngày đơn hàng với giá tiền cao mà không hoàn tiền, báo đóng băng.
Chỉ được tố cáo trực tiếp hoặc qua Đơn
Chào bạn. Theo Luật Tố cáo năm 2018:
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên, chỉ được thực hiện tố cáo bằng 02 cách sau:
- Tố cáo qua Đơn: Bạn có thể gửi Đơn qua đường bưu điện đến nơi gửi tố cáo.
Với cách này, đơn tố cáo của bạn phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo. Ngoài ra, bạn cần trình bày chi tiết hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
- Tố cáo trực tiếp với Công an: Khi đến tố cáo trực tiếp, bạn có thể viết đơn tố cáo theo hướng dẫn của người tiếp nhận hoặc yêu cầu người tiếp nhận ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản đó.
Tố cáo người lừa đảo qua mạng thế nào? (Ảnh minh họa)
Tố giác tội phạm được thực hiện qua điện thoại
Theo như trình bày, bạn nhận thấy việc này có dấu hiệu lừa đảo với số tiền 12 triệu đồng thì bạn có thể tố giác hoặc gửi tin báo về tội phạm. Trong đó:
Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện nay, tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định rõ:
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
Như vậy, khi có dấu hiệu của vụ án hình sự, pháp luật cho phép người dân tố giác, tin báo về tội phạm bằng lời nói hoặc văn bản.
Vì thế, bạn có thể gửi email, gọi điện thoại cho cơ quan Công an nếu nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Theo hướng dẫn tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch 01/2017 về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thì cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Tuy nhiên, trước khi tố giác, bạn cần xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận để tố giác đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra.
Hiện nay, thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án tại Điều 268 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Chẳng hạn, với trường hợp của bạn, tố giác cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn có thể liên hệ Công an cấp quận, huyện trực tiếp, đồng thời, có thể tố giác qua điện thoại.
Dưới đây là danh sách cơ quan Công an tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên toàn quốc:
1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an 2. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an 6. Công an thành phố Hải Phòng 7. Công an thành phố Hồ Chí Minh |
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi nếu gặp lừa đảo qua mạng, tố cáo qua điện thoại được không? Nếu còn vướng mắc, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.