hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 25/05/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Giảm số người và tỉ lệ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 28-NQ/TW được Ban chấp hành Trung ương ban hành ngày 23/5/2018.

Giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Theo quy định hiện nay, với người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức hưởng một lần như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Với người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức hưởng như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

-  02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Nghị quyết 28 nêu rõ cần có quy định phù hợp theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Sửa đổi các quy định để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thời gian dài hơn, từng bước tăng tuổi nghỉ hưu bình quân, tăng tỉ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với người lao động muốn nhận chế độ hưu trí sớm.

Giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Sẽ điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình

Ban chấp hành Trung ương đặt ra yêu cầu từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung.

Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp; không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động; bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; xu hướng già hoá dân số; tính chất, loại hình lao động và giữa các ngành nghề, lĩnh vực.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X