hieuluat
Chia sẻ email

Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, dịch vụ nào được hoạt động từ hôm nay? (21/9/2021)

Tối 20/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành hoả tốc Chỉ thị điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Theo đó, từ 6h00 ngày 21/9, Hà Nội sẽ áp dụng Chỉ thị 15. Vậy từ hôm nay, dịch vụ nào được phép hoạt động trở lại?

Mục lục bài viết
  • Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, dịch vụ nào được hoạt động?
  • Những dịch vụ nào chưa được hoạt động trở lại?
  • Một số lưu ý khi Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15
Câu hỏi: Tôi được biết Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15 từ 21/9, vậy những dịch vụ nào được phép và chưa được phép hoạt động?

Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, dịch vụ nào được hoạt động?

Căn cứ nội dung Chỉ thị 22/CT-UBND, từ 6h00 sáng nay (21/9/2021), Hà Nội cho phép thực hiện, điều chỉnh một số hoạt động:

1. Các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp Nhà nước trên địa bàn được thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh.

2. Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp (trừ lực lượng vũ trang, cơ quan, đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch) bố trí cho cán bộ, người lao động làm việc theo nguyên tắc 50/50 (50% tại trụ sở và 50% làm việc tại nhà).

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tiếp của các cơ quan, đơn vị (nếu có) hoạt động bình thường.

3. Các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng (nếu hội họp đông người thực sự cấp thiết do cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định phải đảm giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch).

- Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

4. Cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm.

- Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch

- Dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội

- Cửa hàng cắt tóc, gội đầu

- Dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ôtô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập

- Cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng

- Hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ được bán mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày

5. Thêm xe mô tô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động bên cạnh xe mô tô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa

Các doanh nghiệp chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động.

Người giao hàng phải:

- Được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng Covid-19

- Khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VN-eID hoặc website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn

- Chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định

Thời gian hoạt động: từ 09h00 - 22h00 hàng ngày (với tất cả xe mô tô, xe hai bánh được phép hoạt động)

6. Tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, đồng thời hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người.

ha noi ap dung chi thi 15

Những dịch vụ nào chưa được hoạt động trở lại?

Cũng tại Chỉ thị 22, Hà Nội vẫn tiếp tục tạm dừng các hoạt động sau:

1. Hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy bao gồm xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa và vận tải hành khách bằng xe mô tô;

Trừ các trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.

2. Hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng và các cơ sở kinh doanh (trừ các hoạt động được cho phép).

3. Hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

4. Hoạt động cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn (trừ các trường hợp được phép hoạt động nêu trên).

Ngoài ra, vẫn tiếp tục dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài và vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội.

Một số lưu ý khi Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15

Đối với người dân

- Phải thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế.

-  Nếu di chuyển vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch... phải thực hiện khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định.

- Tích cực tham gia công tác phòng chống dịch tại cơ sở, cùng với các lực lượng tuyến đầu...

Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động

- Phải xây dựng phương án thích ứng an toàn phòng, chống dịch

- Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng

- Yêu cầu kiểm soát phòng, chống dịch đối với toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QR, thực hiện 5K

- Thực hiện sản xuất, kinh doanh và các hoạt động đảm bảo theo hướng dẫn an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19...

Trước đó, vào ngày 19/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội trong buổi giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy thành phố với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã đề nghị:

Các quận, huyện, thị xã chủ động các phương án phòng, chống dịch sau ngày 21/9. Vì sau thời điểm này, thành phố sẽ xây dựng phương án phòng, chống dịch theo hướng nới lỏng từng bước để bảo đảm phòng, chống dịch.

Về cơ bản, từ ngày 21/9 Hà Nội không chia thành các vùng như trước mà chia khu vực xuất hiện nguy cơ để phòng, chống dịch hiệu quả. Nơi nguy cơ rất cao có ca F0 sẽ trở thành “điểm đỏ” phải áp dụng giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, đồng thời thực hiện phong tỏa, cách ly y tế.

Bên cạnh đó thành phố tiếp tục triển khai tiêm mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên khi có nguồn cung vắc xin vào tháng 10 và 11 tới. Đây được xem là điều kiện quan trọng để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội còn yêu cầu các địa phương: Chú trọng triển khai việc quét mã QR để kiểm soát người dân ra đường; các phương án bảo đảm phòng, chống dịch cho các phương tiện đường bộ, đường hàng không di chuyển về thành phố; các điều kiện cần thiết để các công trình xây dựng hoạt động trở lại….

Trên đây là giải đáp về việc Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 là gì? Có gì khác Chỉ thị 16?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X