Doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng lớn do đại dịch Covid. Nhằm góp phần phục hồi sản xuất cho doanh nghiệp, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến kinh tế, Chính phủ đã có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, UBND TP.HCM cũng có những chính sách riêng hỗ trợ cho đối tượng này trên địa bàn.
70% doanh nghiệp TPHCM gặp khó do dịch Covid-19
Theo thống kê, trong 7 tháng đầu năm, nước có gần 80.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động, chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính riêng tại TPHCM có 23.199 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, chiếm 29,1% tổng số của cả nước. Trong đó, có 12.071 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM cho biết, dịch Covid-19 đã làm trên 70% doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, hầu hết các doanh nghiệp giảm từ 50% - 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch bệnh. Do đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp Covid TPHCM cần được thực hiện nhanh chóng.
Theo thông tin trên Thời báo kinh tế Việt Nam, trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, Hiệp hội Ngân hàng TPHCM đã ký đồng thuận với 16 ngân hàng thương mại lớn ở thành phố. Theo đó, sẽ giảm lãi suất cho các khách hàng đang vay. Dự kiến, sẽ có khoảng 400.000 khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn sẽ được giảm lãi suất lần này.
Cụ thể, tùy mức độ thiệt hại của doanh nghiệp, mức giảm lãi suất sẽ dao động từ 0,5% - 2,5%; mức giảm trung bình là 1%/năm. Việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng, tổ chức dụng được thực hiện tới cuối năm 2021.
Việc hỗ trợ cho doanh nghiệp khó khăn do Covid-19 cần được thực hiện nhanh chóng. Ảnh minh họa.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Covid TPHCM
Ngày 16/8, UBND TPHCM đã ban hành văn bản số 2724/KH-UBND về kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM.
Theo đó, TP.HCM đưa ra 4 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp:
1. Hỗ trợ về tín dụng
- Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Thông tư 03/2021 của Ngân hàng Nhà nước, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
- Nghiên cứu triển khai gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi để dự trữ nguyên liệu, vật tư, hàng hóa dành cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu nhằm bình ổn thị trường và phục hồi sản xuất sau khi dịch được kiểm soát…
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tăng mức hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ, một cung đường 2 điểm đến…
2. Hỗ trợ tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động
- Chủ động triển khai đến doanh nghiệp chính sách hỗ trợ tại Nghị định số 52/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021…
- Kiến nghị Chính phủ chấp thuận dịch Covid-19 đang diễn ra là tai nạn bất khả kháng để doanh nghiệp được giảm 50% tiền thuê đất trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tăng mức hỗ trợ cho doanh nghiệp 3T cao hơn mức hỗ trợ hiện hành về thuế và đơn giản hóa các thủ tục hỗ trợ.
3. Hỗ trợ mở rộng thị trường
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các Hội chợ, kênh thương mại trực tuyến do các tổ chức nước ngoài triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, tìm kiếm các thị trường mới
- Tổ chức gặp gỡ các Hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhằm chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn..
- Tổ chức chuỗi sự kiện Tuần lễ sản phẩm doanh nghiệp sau khi dịch bệnh được kiểm soát để hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa nội địa….
- Tổ chức triển lãm sản phẩm xuất khẩu tại phòng trưng bày xuất khẩu hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm quốc tế…
4. Hỗ trợ về thông tin, đào tạo nguồn nhân lực
- Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số, từng bước nâng cao hiệu quả quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đổi mới quy trình và công nghệ sản xuất; - Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo về chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
- Đề xuất xây dựng cơ chế minh bạch về nguồn dữ liệu mở thuộc khu vực công để các doanh nghiệp công nghệ có thể tiếp cận nguồn tài nguyên số
- Đề xuất thiết lập kênh tiếp nhận, giải đáp thông tin về Covid-19 cho người nước ngoài…
UBND TPHCM yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức, quận - huyện triển khai ngay các giải pháp trên trong tháng 8/2021. Đặc biệt, tập trung vào các giải pháp để hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhanh chóng hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Covid của Chính phủ
Các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM ngoài được hưởng các chính sách đặc thù của Thành phố còn được hưởng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Covid theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, cụ thể gồm các chính sách như sau:
1. Giảm mức đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN
Theo đó, các doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ 01/7/2021-30/6/2022)
Số tền có được dùng hỗ trợ cho người lao động phòng chống đại dịch Covid-19)
2. Cho vay trả lương ngừng việc, lương phục hồi sản xuất
Điều kiện vay: Doanh nghiệp không có nợ xấu
Cụ thể, doanh nghiệp được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay trả lương ngừng việc và lương phục hồi sản xuất với lãi suất 0%; không phải bảo đảm tiền vay; có giới hạn mức vay và thời gian vay là dưới 12 tháng.
3. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Điều kiện: Doanh nghiệp giảm từ 15% lao động tham gia BHXH trở lên so với tháng 04/2021.
Doanh nghiệp được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tủ tuất 06 tháng từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị, tạm dừng không quá 6 tháng.
4. Riêng đối với hộ kinh doanh
Điều kiện được hỗ trợ: có đăng ký kinh doanh, mã số thuế và dừng hoạt động 15 ngày liên tục trở lên (01/5/2021 – 31/12/2021) theo yêu cầu của nhà nước để phòng chống dịch Covid-19.
Ngân sách hỗ trợ đối tượng này một lần với mức hỗ trợ là 3 triệu đồng/hộ.
Trên đây là giải đáp về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Covid TP.HCM. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.
>> Hộ kinh doanh ảnh hưởng bởi Covid-19, được hỗ trợ thế nào?