hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 15/02/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hồ sơ xin việc: Gồm những gì? Cách viết thế nào?

Hồ sơ xin việc là một trong những vấn đề mà cả ứng viên lẫn nhà tuyển dụng đều quan tâm. Vậy hồ sơ xin việc gồm những gì, cách viết như thế nào? Cụ thể dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì? 
  • Hồ sơ xin việc có cần công chứng?
  • Hồ sơ xin việc có thời hạn bao lâu? Có bắt buộc phải có hồ sơ xin việc? 
  • Mẫu hồ sơ xin việc và cách viết chi tiết
Câu hỏi: Ra tết em muốn làm hồ sơ xin việc công ty may mặc. Không rõ Hồ sơ xin việc: Gồm những gì? Cách viết thế nào? Nhờ anh chị hướng dẫn giúp em để em nắm rõ quy định và chuẩn bị đầy đủ.

Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì? 

Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì?

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành về lao động hiện nay (Bộ luật Lao động 2019) không có quy định về những giấy tờ có trong bộ hồ sơ xin việc. Tuy nhiên tham khảo quy định cũ tại Nghị định 03/2014/NĐ-CP (hiện nay đã hết hiệu lực) và thực tế yêu cầu từ đơn vị sử dụng lao động thì bồ hồ sơ xin việc sẽ gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:

- Đơn xin việc của người lao động có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí việc làm;

Đơn này có thể được viết tay hoặc đánh máy hoặc điền theo mẫu có sẵn (tùy theo yêu cầu của người sử dụng lao động). Trong đơn thường có đầy đủ thông tin về người lao động, vị trí ứng tuyển và mong muốn của NLĐ.

- Sơ yếu lý lịch của NLĐ ứng tuyển vào vị trí việc làm (bản sao có chứng thực);

- Căn cước công dân của NLĐ (bản sao có công chứng, chứng thực);

- Bằng tốt nghiệp đại học, các giấy chứng nhận hoàn thành khóa học,... (giấy tờ liên quan đến trình độ học vấn) (bản sao có công chứng, chứng thực);

- Giấy khám sức khỏe còn thời hạn theo yêu cầu của NSDLĐ đến thời điểm nộp hồ sơ xin việc;

- CV giới thiệu về quá trình học tập, kinh nghiệm, thành tích của bản thân người lao động;

- Ảnh thẻ kích cỡ 3x4 cm và ảnh toàn thân tùy theo yêu cầu;

- Các chứng nhận liên quan đến trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học của người ứng tuyển;

- Các tài liệu, giấy tờ hoặc văn bằng khác tùy thuộc theo yêu cầu khác nhau của người sử dụng lao động.

Nội dung này đã giúp độc giả trả lời được câu hỏi hồ sơ xin việc gồm những gì? Về cơ bản, bộ hồ sơ xin việc sẽ gồm những giấy tờ nêu trên, ngoài ra tùy thuộc vào vị trí việc làm hoặc quy định nội bộ của công ty mà sẽ yêu cầu thêm các loại giấy tờ khác trong bộ hồ sơ.

Hồ sơ xin việc có cần công chứng?

Thông thường, khi bắt đầu quá trình phỏng vấn tìm ứng viên phù hợp cho vị trí việc làm thì đơn vị tuyển dụng chưa yêu cầu công chứng các giấy tờ trong hồ sơ xin việc. Ứng viên thường chỉ cần mang CV của mình đến để tham gia phỏng vấn. 

Sau khi trải qua các vòng tuyển chọn và được chính thức nhận vào vị trí công việc thì người lao động sẽ cung cấp bộ hồ sơ xin việc đã hoàn thiện theo đúng yêu cầu, các giấy tờ sẽ được công chứng/chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Không phải tất cả các giấy tờ có trong bộ hồ sơ xin việc mà chỉ có một số giấy tờ sau cần phải công chứng/chứng thực:

- Sơ yếu lý lịch cá nhân: Yêu cầu chứng thực chữ ký của người khai thông tin;

- Căn cước công dân của cá nhân: Yêu cầu chứng thực bản sao đúng với bản chính;

- Các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của cá nhân: Yêu cầu chứng thực bản sao đúng với bản chính.

Việc chứng thực được thực hiện tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng nêu trên nhằm xác nhận những giấy tờ cung cấp là chính xác, đúng với bản chính hoặc xác nhận việc kê khai do người có tên trong tờ khai thực hiện.

Như vậy, hồ sơ xin việc có cần công chứng một số loại giấy tờ, và việc công chứng thường được yêu cầu khi người ứng tuyển được chính thức nhận vào vị trí việc làm.

Hồ sơ xin việc có thời hạn bao lâu? Có bắt buộc phải có hồ sơ xin việc? 

Mẫu hồ sơ xin việc mới nhất

* Hồ sơ xin việc có thời hạn bao lâu theo quy định năm 2024?

Pháp luật hiện hành không có quy định về thời hạn của hồ sơ xin việc. Tuy nhiên trên thực tế, các nhà tuyển dụng thường đưa ra yêu cầu các văn bản, giấy tờ cung cấp trong bộ hồ sơ có giá trị gần nhất tính đến ngày tuyển dụng, thường là 06 tháng.

* Có bắt buộc phải có hồ sơ xin việc nộp cho đơn vị tuyển dụng hay không?

Tuy không có quy định nào yêu cầu buộc phải có hồ sơ xin việc nhưng hiện nay hầu hết tất cả các trường hợp, người ứng tuyển đều phải nộp hồ sơ xin việc có đầy đủ các loại giấy tờ mà NSDLĐ yêu cầu.

Việc cung cấp hồ sơ xin việc sẽ được sử dụng làm căn cứ ghi nhận các thông tin của người lao động, các tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

Mẫu hồ sơ xin việc và cách viết chi tiết

Sơ yếu lý lịch trong bộ hồ sơ xin việc mới nhất

Sửa/In biểu mẫu

Ảnh 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

 

 

SƠ YẾU LÝ LỊCH

TỰ THUẬT

 

I. THÔNG TIN BẢN THÂN.

1. Họ và tên (chữ in hoa) ………………………………………..Nam/ Nữ ….…….……........

2. Sinh ngày……tháng …..năm …………Nơi sinh ……………..………………………........

3. Nguyên quán ……………………………………………………………………………......

4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ……………………………..………………………..........

5. Chỗ ở hiện nay ……………………………….………………………………………..........

6. Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………...........

7. Dân tộc ………………………….Tôn giáo ……………….……………………………......

8. Số chứng minh…………………..cấp ngày .…/…./……...nơi cấp…………..….……….....

9. Trình độ văn hóa…………………………………….………………………………............

10. Kết nạp Đoàn TNCS HCM…….../……./…….. tại …………..………………...……........

11. Kết nạp Đảng CSVN..…../……./….…….. tại………………………………….……........

12. Khen thưởng/ Kỷ luật:………………….……………..……………………………….......

13. Sở trường:……………………………………………………………………………….....

II. QUAN HỆ GIA ĐÌNH  (Ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột)

1. Họ và tên cha:  …………………………………… Năm sinh: …..…………………........

- Nghề nghiệp hiện nay: …………………….……………………………………………......

- Cơ quan công tác : …………………………………………………………………….........

- Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………….………………………........

2. Họ và tên mẹ:  ………………………….………… Năm sinh: …………….………........

- Nghề nghiệp hiện nay: …………………….…………………………………………….....

- Cơ quan công tác : ……………………………………………………………………........

- Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………….………………………........

3. Họ và tên Anh/chị em ruột:  ……………………………. Năm sinh: ………………......

- Nghề nghiệp hiện nay: …………………….…………………………………………….....

- Cơ quan công tác: ……………………………………………………………………….....

4. Họ và tên Anh/chị em ruột:  …………………………. Năm sinh: …………………......

- Nghề nghiệp hiện nay: ……………………….………………………………………….....

- Cơ quan công tác : ……………………………………………………………………........

5. Họ và tên Anh/chị em ruột:  …………………………. Năm sinh: …………………......

- Nghề nghiệp hiện nay: …………………….…………………………………………….....

- Cơ quan công tác : ……………………………………………………………………........

 

III. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO.

Từ tháng năm đến tháng năm

Tên trường
hoặc cơ sở đào tạo

Ngành học

Hình thức đào tạo

Văn bằng chứng chỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ tháng năm đến tháng năm

Đơn vị công tác

Chức vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan bản khai sơ yếu lý lịch trên đúng sự thật, nếu có điều gì không đúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.

 

……..………, ngày ……tháng ……năm 20..…

 

Xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc địa phương nơi đăng ký hộ khẩu

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Người khai
(ký và ghi rõ họ tên)

 

 

…………………………

 

Mẫu đơn xin việc của người ứng tuyển

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC

............., ngày ... tháng ... năm .........

Kính gửi: Ông/Bà............................................…
‎Chức vụ:..........................................................…
Công ty:..............................................................

[Họ và tên] [Ví dụ: Tôi tên là Nguyễn Văn A]
‎[Địa chỉ]
[Tên tỉnh thành]

Thưa ông/bà [Tên người tuyển dụng],

Thông qua….........................., tôi được biết Quý Công ty đang cần tuyển vị trí........................................ Tôi mong muốn được thử sức mình trong môi trường làm việc hết sức năng động của Quý Công ty. Với trình độ và kinh nghiệm hiện có, tôi tự tin có thể đảm nhiệm tốt vai trò này tại công ty......................................................

Như đã đề cập trong hồ sơ đính kèm, tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc với các công ty... ở vị trí…. Ngoài ra, tôi còn có kinh nghiệm về… trong suốt thời gian làm việc với công ty…. – chuyên kinh doanh các mặt hàng… Là một trong nhiều sinh viên tốt nghiệp hàng đầu của trường Đại Học…, tôi hoàn toàn tự tin với vốn kiến thức về lĩnh vực… của mình.

Cám ơn ông/bà đã dành thời gian quý báu để xem xét thư xin việc này. Tôi rất mong ông/bà có thể sắp xếp một cuộc phỏng vấn trực tiếp gần đây nhất để tôi có thể trình bày rõ hơn về bản thân cũng như tìm hiểu thêm các yêu cầu chi tiết cho vị trí [Tên vị trí công việc] của [Tên công ty].

Xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn
 


* Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn quy định pháp luật

- Đối với sơ yếu lý lịch xin việc của người ứng tuyển

Với giấy tờ này, người ứng tuyển cần điền đầy đủ, chính xác các thông tin của cá nhân mình, bao gồm: 

  • Thông tin họ tên, bí danh/tên gọi khác (nếu có), ngày tháng năm sinh, quê quán, trình độ văn hóa, quá trình học tập/làm việc, thông tin gia nhập tổ chức đoàn và đảng (nếu có); 

  • Thông tin về gia đình: thông tin của bố mẹ (họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi công tác, quá trình làm việc trong các mốc thời gian cụ thể), thông tin của anh/chị/em ruột (họ tên, độ tuổi, nghề nghiệp và nơi công tác), thông tin vợ/chồng (nếu có); 

  • Hoàn cảnh gia đình; 

  • Kỷ luật/khen thưởng; 

  • Quá trình hoạt động của bản thân,...

Sơ yếu lý lịch xin việc cần được điền một cách rõ ràng, chính xác, không được tẩy xóa/sửa chữa và có sự xác nhận của chính quyền địa phương nơi mà cá nhân đăng ký thường trú.

- Đơn xin việc khi ứng tuyển vào vị trí việc làm

Đơn xin việc hay thư xin việc thường được nộp kèm sơ yếu lý lịch, CV và các giấy tờ khác trong bộ hồ sơ nộp cho người sử dụng lao động. 

Hiện nay pháp luật không có mẫu đơn cụ thể, do đó người lao động hoàn toàn được sử dụng các mẫu đơn khác nhau nhưng phải đảm bảo có các nội dung cơ bản là: 

Thông tin cá nhân của người ứng tuyển (đặc biệt lưu ý đến kinh nghiệm, khả năng, năng lực của bản thân khi ứng tuyển vào vị trí công việc), thông tin vị trí việc làm tuyển dụng lao động, sự phù hợp đối với vị trí công việc nêu trên.

Bố cục đơn xin việc thường có lời mở đầu/lời chào, lời giới thiệu, phần thân (nêu vấn đề chính của đơn), đoạn kết thúc và lời chào cuối đơn, chữ ký của người làm đơn.

- CV xin việc của cá nhân hiện nay

Đây là văn bản/giấy tờ có thể thể hiện rõ bản thân, những nét đặc biệt, phù hợp của người ứng tuyển với công việc nhất bởi không có một mẫu CV cụ thể nào, người lao động hoàn toàn sáng tạo/thiết kế các mẫu CV đẹp dựa trên khả năng của mình.

Để một CV ấn tượng với nhà tuyển dụng, người lao động cần lưu ý đảm bảo các nội dung sau đây:

  • Thể hiện đầy đủ các thông tin cá nhân cơ bản, phương thức liên lạc;

  • Trình độ học vấn: Nêu rõ trình độ hiện tại của người lao động, hiện có đang theo học khóa học hay chương trình nào khác để nâng cao trình độ không? Xếp loại thành tích, các giải thưởng/giấy khen (nếu có);

  • Các kỹ năng của bản thân: Nêu những kỹ năng nổi trội, bản thân tự tin nhất, có thể là điểm khác biệt/tốt hơn so với các ứng viên khác;

  • Mục tiêu: Thông thường nên nêu mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn; các mục tiêu thường sẽ gần với mô tả công việc;

  • Kinh nghiệm làm việc: Mô tả kinh nghiệm làm việc tương ứng theo thời gian, tên công ty, vị trí việc làm, nên có các dẫn chứng để thấy rõ kết quả làm việc;

  • Các thông tin khác như sở thích cá nhân, giải thưởng, thông tin người tham chiếu,...

CV nên được trình bày rõ ràng, màu sắc trang nhã, không quá sặc sỡ hoặc tối màu.

Các giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc nên được sắp xếp trong túi đựng hồ sơ, ghi rõ thông tin người ứng tuyển và vị trí ứng tuyển, thể hiện sự nghiêm túc, chỉn chu trong việc ứng tuyển.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn thông tin về Hồ sơ xin việc. Nếu còn vấn đề nào chưa rõ, cần được tư vấn thêm các bạn vui lòng liên hệ tổng đài:  19006199 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X