hieuluat
Chia sẻ email

Lý lịch đảng viên khai thế nào cho chuẩn?

Câu hỏi: Em muốn được hướng dẫn cách khai lý lịch đảng viên. Xin giúp đỡ ạ.

Lý lịch Đảng viên, khai thế nào cho đúng?

Người xin vào Đảng sẽ phải khai lý lịch của mình một cách trung thực. Tuy nhiên, sau khi được kết nạp vào Đảng thì đảng viên lại phải khai lý lịch một lần nữa giúp tổ chức đảng quản lý đảng viên.

01. Họ và tên đang dùng: Ghi đúng theo giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, bằng chữ in hoa;

02. Nam, nữ: Là nam thì gạch chữ “nữ”, là nữ thì gạch chữ “nam”;

03. Họ và tên khai sinh: Ghi đúng theo giấy khai sinh;

04. Các bí danh: Ghi các bí danh đã dùng (nếu có);

05. Sinh ngày... tháng... năm...: Ghi đúng theo giấy khai sinh;

06. Nơi sinh: Ghi rõ xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) nơi cấp giấy khai sinh theo tên hiện dùng của hệ thống hành chính Nhà nước;

07. Quê quán: Ghi theo quê quán trong giấy khai sinh (nếu có thay đổi địa danh hành chính thì ghi cả nơi cũ và hiện nay); trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ);

08. Nơi cư trú:

- Nơi thường trú: Ghi địa chỉ đăng ký thường trú (thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố; số nhà, đường phố, phường, thị xã, quận, thành phố)

- Nơi tạm trú: Bản thân đang tạm trú ở đâu thì ghi địa chỉ nơi tạm trú đó;

09. Dân tộc: Ghi tên dân tộc gốc của bản thân;

10. Tôn giáo: Theo tôn giáo nào thì ghi rõ, nếu không theo tôn giáo nào thì ghi chữ “không”;

11. Nghề nghiệp hiện nay: Ghi rõ công việc chính đang làm theo hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, phân công, bổ nhiệm...;

12. Trình độ hiện nay:

- Giáo dục phổ thông: Ghi rõ đã học xong lớp mấy, hay tốt nghiệp hệ 10 năm, 12 năm, học phổ thông hay bổ túc;

- Giáo dục nghề nghiệp (bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề): Ghi theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp;

- Giáo dục đại học và sau đại học (bao gồm trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ): Ghi theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, hình thức đào tạo. Nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả

- Học hàm: Ghi chức danh được Nhà nước phong (Giáo sư, Phó giáo sư).

- Lý luận chính trị: Ghi theo chứng chỉ, văn bằng cao nhất đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân; học tập trung hay không tập trung;

- Ngoại ngữ: Ghi theo văn bằng hoặc chứng chỉ đã được cấp (ví dụ: đại học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga... hoặc tiếng Anh trình độ A...);

- Tin học: Đối với hệ bồi dưỡng thì ghi theo chứng chỉ, chứng nhận đã được cấp (ví dụ: tin học văn phòng; tin học trình độ A, B, C...); nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành tin học thì ghi là đại học;

- Tiếng dân tộc thiểu số: Nói được tiếng dân tộc thiểu số nào thì ghi rõ tên dân tộc đó;

13. Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đoàn (chi đoàn, Đoàn cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương);

14. Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp: Ghi rõ ngày, tháng, năm cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp vào Đảng CSVN;

+ Ngày và nơi kết nạp vào Đảng: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi tổ chức lễ kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).

+ Ngày và nơi được công nhận chính thức: Ghi như mục 14.

15. Lịch sử bản thân: Tóm tắt quá trình từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội (như ngày vào Đoàn thanh niên, ngày nhập ngũ, ngày vào học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc ngày tham gia hoạt động trong các tổ chức kinh tế, xã hội...);

16. Những công việc, chức vụ đã qua: Ghi đầy đủ, rõ ràng, liên tục (theo tháng) từ khi tham gia hoạt động xã hội; đi làm; đi học đến nay, từng thời gian làm việc gì? Ở đâu? Giữ chức vụ gì về Đảng, chính quyền, trong lực lượng vũ trang, các đoàn thể, các tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học, xã hội...;

17. Đặc điểm lịch sử: Ghi rõ lý do bị gián đoạn hoặc không sinh hoạt đảng (nếu có); có bị bắt, bị tù không (do chính quyền nào, từ ngày ...... tháng  ...... năm ........nào đến ngày ...... tháng  ...... năm ........nào, ở đâu). Có tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, trụ sở của tổ chức đặt ở đâu?). Đã tham gia các chức sắc gì trong các tôn giáo;

18. Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: Ghi rõ đã học những lớp lý luận chính trị hay chuyên môn, nghiệp vụ nào, theo chương trình gì; cấp nào mở, tên trường, thời gian học, ở đâu; học chính quy hay tại chức; tên văn bằng hoặc chứng chỉ được cấp.

19. Đi nước ngoài: Ghi rõ thời gian từ tháng năm nào đến tháng năm nào, đi nước nào; cơ quan, đơn vị, tổ chức nào quyết định;

20. Khen thưởng: Ghi rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng (từ bằng khen trở lên), cấp nào quyết định; các danh hiệu được Nhà nước phong tặng: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân...

21. Kỷ luật: Ghi rõ tháng năm, lý do sai phạm, hình thức kỷ luật (kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể từ khiển trách trở lên), cấp nào quyết định;

22. Hoàn cảnh gia đình: phần khai về anh, chị em ruột, các con và anh, chị em ruột vợ (hoặc chồng) chỉ cần ghi họ và tên, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp; việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phần khai về ông, bà nội ngoại chỉ ghi những người có đặc điểm chính trị ảnh hưởng tốt, xấu với bản thân.

- Cam đoan - Ký tên: Ghi rõ “Tôi cam đoan đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực và chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đã khai trong lý lịch”; ngày, tháng, năm, ký và ghi rõ họ tên.

- Chứng nhận của cấp ủy cơ sở: Có 2 mức chứng nhận:

+ Nếu cấp ủy đã thẩm tra, kết luận đúng sự thật thì ghi: “Chứng nhận lý lịch của đồng chí... khai tại đảng bộ, chi bộ cơ sở... là đúng sự thật”.

+ Nếu cấp ủy chỉ đối khớp với lý lịch của người xin vào Đảng hoặc lý lịch cũ của đảng viên thấy đúng thì ghi: “Chứng nhận lý lịch của đồng chí... theo đúng lý lịch của người xin vào Đảng (hoặc lý lịch cũ)”.

Ghi ngày, tháng, năm, chức vụ, họ và tên đồng chí bí thư hoặc phó bí thư, ký tên, đóng dấu của cấp ủy cơ sở.

Trường hợp cấp ủy cơ sở chưa có con dấu, thì cấp ủy cấp trên trực tiếp xác nhận chữ ký, ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu.

Hướng dẫn khai lý lịch đảng viên 2019
Khai lý lịch đảng viên thế nào cho chuẩn? (Ảnh minh họa)

Trường hợp nào cần khai lý lịch đảng viên?

Khi muốn xin vào Đảng, người xin kết nạp phải khai lý lịch. Đồng thời, sau khi được kết nạp vào Đảng, Đảng viên phải khai ly lịch một lần nữa để tổ chức Đảng quản lý.

Ngoài ra, theo khoản 1.1 Điều 1 Mục II Hướng dẫn 09 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lý lịch Đảng viên là hồ sơ cần có khi:

- Xem xét kết nạp Đảng;

- Kết nạp Đảng;

- Đảng viên được công nhận chính thức;

- Bổ sung hồ sơ Đảng viên hằng năm và khi chuyển sinh hoạt Đảng chính thức;

Như vậy, có thể thấy, kể từ khi muốn được xem xét kết nạp đến khi được chuyển thành Đảng viên chính thức, Đảng viên phải có lý lịch Đảng viên.

Thay đổi thông tin trong lý lịch đảng viên, phải sửa thế nào?

Trường hợp thay đổi họ tên

Theo Hướng dẫn 01-HD/TW 2016 về thi hành điều lệ Đảng, đảng viên cần thay đổi họ, tên khác với đã khai trong lý lịch Đảng viên thì phải gửi đơn đề nghị đến cấp ủy cơ sở văn bản chính thức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép được thay đổi họ, tên.

Sau khi nhận được giấy tờ, cấp ủy cơ sở xem xét và đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

Trong đó, nếu đồng ý thay đổi họ, tên thì chỉnh sửa đồng thời họ, tên trong các tài liệu và cơ sở dữ liệu Đảng viên do cấp ủy các cấp quản lý.

Trường hợp thay đổi ngày, tháng, năm sinh

Cũng tại Hướng dẫn 01 nêu trên, kể từ ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh tuổi của Đảng viên. Đồng thời, thống nhất xác định tuổi của Đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ lý lịch Đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng.

Trên đây là hướng dẫn khai lý lịch đảng viên mới nhất. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

>> Quy trình kết nạp đảng viên mới

>> Nhiều trường hợp sinh con thứ ba không bị kỷ luật Đảng

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X