hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 08/05/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hướng dẫn làm hồ sơ giải quyết chế độ khám thai cho lao động nữ

Hướng dẫn làm hồ sơ giải quyết chế độ khám thai cho lao động nữ sau đây chắc hẳn sẽ rất hữu ích trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của lao động nữ đang mang thai.

Lao động nữ mang thai được nghỉ khám thai mấy lần?

Quyền lợi nghỉ khám thai cho lao động nữ mang bầu được quy định chi tiết tại Luật Bảo hiểm xã hội. Theo luật này, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc đi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Hướng dẫn làm hồ sơ giải quyết chế độ khám thai cho lao động nữ

Hướng dẫn làm hồ sơ giải quyết chế độ khám thai cho lao động nữ

Nghỉ khám thai ai trả lương?

Đối với lao động nữ nghỉ việc đi khám thai, cơ quan BHXH là đơn vị chi trả tiền trong những ngày này.

Mỗi ngày nghỉ đi khám thai, người lao động được quỹ BHXH chi trả bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày. Theo đó, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Ví dụ: Chị A có mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng trước khi khám thai là 6 triệu đồng. Mỗi ngày chị A đi khám thai được quỹ BHXH chi trả số tiền sau: 6 triệu : 24 = 250 nghìn đồng.

Hướng dẫn làm hồ sơ giải quyết chế độ khám thai cho lao động nữ

Hiện nay, hồ sơ giải quyết chế độ khám thai cho lao động nữ được quy định tại Quyết định 166/QĐ-BHXH ban hành năm 2019 và mới có hiệu lực kể từ đầu tháng 5/2019.

Hồ sơ cần chuẩn bị đối với người lao động bao gồm:

- Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện;

- Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Người sử dụng lao động chuẩn bị thêm danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập kèm theo những giấy tờ trên nộp về Bộ phận/Phòng TN-Trả KQ cơ quan BHXH để được hưởng chế độ.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X