hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 24/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phân biệt văn bản công chứng và vi bằng như thế nào?

Mục lục bài viết
  • Công chứng là gì?
  • Vi bằng là gì?
  • Phân biệt văn bản công chứng và vi bằng như thế nào?

Công chứng là gì?

phân biệt văn bản công chứng và vi bằng

Công chứng được xem là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự khác bằng văn bản; chứng nhận tính hợp pháp, chính xác, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt theo yêu cầu (theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014

Việc công chứng có thể là do pháp luật quy định phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện thực hiện.

Vi bằng là gì?

vi bằng là gìVi bằng là gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng là văn bản ghi nhận lại những sự kiện, hành vi có thật được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Việc lập vi bằng được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Phân biệt văn bản công chứng và vi bằng như thế nào?

Tiêu chí

Văn bản công chứng

Vi bằng

Cơ sở pháp lý 

Luật Công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn như là Nghị định 29/2015/NĐ-CP, Thông tư 226/2016/TT-BTC...

Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

Bản chất công việc

Để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; Hoặc để chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch.

Việc công chứng có thể là do pháp luật quy định phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyên thực hiện.

Nhằm ghi nhận một cách khách quán những sự kiện, hành vi có thật được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

Thừa phát lại không thực hiện việc xác thực, xem xét tính chính xác hợp pháp của sự việc.

Việc lập vi bằng được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, trừ một số trường hợp không được lập vi bằng.

Chủ thể thực hiện

Công chứng viên

Thừa phát lại

 

Hình thức và nội dung của văn bản

Văn bản công chứng có nội dung chính là hợp đồng, văn bản của giao dịch dân sự, bản dịch cùng với lời chứng của công chứng viên tại từng trang của văn bản.

Lời chứng của công chứng viên được quy định theo mẫu tại Thông tư 01/2021/TT-BTP.

Trong đó, lời chứng phải trong hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ:

+ Thời điểm, địa điểm công chứng, 

+ Họ & tên công chứng viên và tên tổ chức hành nghề công chứng; 

+ Chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch là hoàn toàn tự nguyện và có năng lực hành vi dân sự, 

+ Mục đích, nội dung hợp đồng, giao dịch là không trái đạo đức xã hội và không vi phạm pháp luật.

+ Chứng nhận chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch; 

+ Nêu rõ trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; 

+ Có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng và chữ ký của công chứng viên.

Nếu văn bản công chứng có từ 2 trang thì từng trang phải được đánh số thứ tự và đóng dấu giáp lai giữa các tờ.

Vi bằng phải được lập theo Mẫu TP-TPL-N-05 ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.

Cụ thể thì vi bằng phải được lập bằng văn bản tiếng Việt, và có nội dung bao gồm:

- Tên và địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; 

- Họ & tên của Thừa phát lại lập vi bằng;

-  Địa điểm & thời gian thực hiện lập vi bằng;

-  Họ & tên và địa chỉ của người yêu cầu lập vi bằng;

-  Họ, tên người tham gia khác;

-  Nội dung;

+ Nội dung được yêu cầu lập vi bằng; 

+ Nội dung sự kiện, hành vi;

-  Lời cam đoan của Thừa phát;

- Con dấu Văn phòng Thừa phát lại và chữ ký của Thừa phát lại; dấu điểm chỉ hoặc chữ ký của người yêu cầu,người tham gia khác và người có bị lập vi bằng.

Nếu vi bằng có từ 2 trang thì từng trang phải được đánh số thứ tự và đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính do các bên thỏa thuận.

 

Hậu quả pháp lý

- Văn bản công chứng có hiệu lựctừ ngày được công chứng viên ký và được đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng phát sinh hiệu lực thi hành đối với các bên; 

Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có thể yêu cầu Toà án giải quyết, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Hợp đồng và giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; và những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ khi bị Toà tuyên bố là vô hiệu.

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như văn bản, giấy tờ được dịch.

Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực hay bất kỳ văn bản hành chính nào khác. Đồng thời vi bằng cũng không phải là hợp đồng, giao dịch.

Vi bằng được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét để giải quyết vụ việc dân sự và vụ việc hành chính; 

Vi bằng được xem là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan.

Lưu trữ

Bản chính của văn bản công chứng và giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở được Sở Tư pháp đồng ý. 

Vi bằng được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp của nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Trên đây là các tiêu chí phân biệt văn bản công chứng và vi bằng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X