hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/06/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hướng dẫn thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Khi ly hôn, con có thể được giao cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, tùy vào tình hình thực tế, Tòa án vẫn có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Căn cứ thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi có đơn yêu cầu của cá nhân, tổ chức, Tòa án có thể xem xét, quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu xét thấy có một trong các căn cứ sau đây:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Nếu con đã trên 7 tuổi, việc thay đổi này cần xem xét nguyện vọng của con. Nếu cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, Tòa án có thể giao con cho người giám hộ chăm sóc, nuôi dưỡng.

Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:

- Người thân thích;

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ.

Thay đổi người nuôi con sauu khi ly hôn

Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Để yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);

- Bản án ly hôn;

- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao chứng thực);

- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao chứng thực);

- Các tài liệu làm căn cứ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Hồ sơ được nộp lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn cư trú. Muộn nhất là 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý, Tòa án nhân dân sẽ đem vụ án thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn ra xét xử.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X