hieuluat
Chia sẻ email

Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trên thực tế có không ít trường hợp bị chồng chéo về thẩm quyền hoặc một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính nên việc xử phạt làm các cơ quan chức năng lúng túng. Vì thế, pháp luật đã có những quy định cụ thể trong vấn đề này.

Câu hỏi: Em muốn hỏi về việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nói chung hiện nay như thế nào? Trong từng trường hợp cụ thể thì ra sao?

Nguyên tắc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính

Chào bạn, hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định:

-  Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định đối với chức danh đó;

-  Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể;

- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện;

- Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

+ Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Hướng dẫn xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Hướng dẫn xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. (Ảnh minh họa)

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong một số trường hợp cụ thể

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020; Nghị định 118/2021/NĐ-CPthì thẩm quyền xử phạt hành chính được xác định như sau:

- Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. Cụ thể:

+ Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 5 triệu đồng;

+ Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 100 triệu đồng;

+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng.

- Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra;

- Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến  1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 500 nghìn đồng.

- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 2,5 triệu đồng;

- Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100 triệu đồng.

- Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế...

+ Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.

+ Đội trưởng Đội Thuế có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2,5 triệu đồng.

+ Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 25 triệu đồng...

Trên đây là thông tin liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Xem thêm:

Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, coi chừng phạt nặng!

Những trường hợp xe máy vi phạm giao thông bị tịch thu xe

Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khi vi phạm hành chính về thuế

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X