hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 01/02/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hướng xử lý khi phát hiện tiền giả

Các giao dịch tiền mặt cuối năm thường gia tăng chóng mặt vì thế nguy cơ gặp phải tiền giả cũng từ đó mà tăng lên không kém. Nếu rủi ro gặp phải tiền giả, đừng dại gì tiếp tục lưu thông trên thị trường.

Hướng xử lý khi phát hiện tiền giả

Sử dụng, lưu hành tiền giả trên thị trường là hành vi bị xử lý hình sự. Không quy định giá trị tiền giả được lưu hành, Bộ luật hình sự 2015 đã định ra khung hình phạt nhẹ nhất cho tội danh làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là 3 năm đến 7 năm tù. Khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều này thể hiện sự nghiêm khắc của Nhà nước đối với những người làm, lưu hành tiền giả. Vì thế, kể cả không phải cố tình mà chỉ là “người bị hại”, người bị lừa nhận phải tiền giả, bạn cũng nên đem số tiền này nộp cho ngân hàng để họ tiêu hủy theo đúng quy trình. Nếu vẫn cố tình tiếp tục lưu thông, nguy cơ bị xử lý hình sự là rất cao.

Hướng xử lý khi phát hiện tiền giả

Hướng xử lý khi phát hiện tiền giả

Quy trình xử lý tiền giả của Ngân hàng

Hiện nay, quy định về xử lý tiền giả được chi tiết tại Thông tư 28/2013/TT-NHNN. Khi xác định được tiền giả, Ngân hàng phải thu giữ tiền giả, sau đó đóng dấu và bấm lỗ tiền giả.

Ngân hàng có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả. Niêm phong tiền giả được thực hiện theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải được đóng dấu “TIỀN GIẢ” để phân biệt với tiền thật.

Nếu phát hiện một trong các trường hợp sau, phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý:

- Có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả;

- Tiền giả loại mới;

- Có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch;

- Khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X