hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 10/10/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Khi nào chia thừa kế theo pháp luật?

Việc phân chia thừa kế là công việc pháp lý xảy ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Theo quy định của pháp luật, có 2 hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Khi nào phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, việc thừa kế theo pháp luật diễn ra khi có một trong các điều kiện sau:

- Người mất không để lại di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, các phần tài sản không được chia theo di chúc, phần di sản được chia trong phần di chúc không có hiệu lực pháp luật, phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc…cũng được chia theo pháp luật.

Khi nào phải chia thừa kế theo pháp luật?

Khi nào chia thừa kế theo pháp luật?

Hàng thừa kế theo pháp luật

Hiện nay pháp luật chia những người thừa kế theo pháp luật thành 3 hàng để tiện cho việc chia di sản thừa kế:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha, mẹ, con (đẻ hoặc nuôi) của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông, bà (nội/ngoại), anh chị em ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Phân chia di sản thừa kế theo hàng tuân thủ nguyên tắc những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Và chỉ khi không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì mới đến lượt hàng sau hưởng thừa kế.

Tuy nhiên, nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X