hieuluat
Chia sẻ email

Rút đơn ly hôn sau bao lâu nộp lại được?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp sau khi nộp đơn ly hôn đến Tòa án dân sự giải quyết ly hôn lại yêu cầu được rút đơn, không lâu sau lại muốn nộp lại. Vậy rút đơn ly hôn sau bao lâu nộp lại được?

Mục lục bài viết
  • Khi nào được rút đơn ly hôn?
  • Rút đơn ly hôn sau bao lâu nộp lại được 
  • Rút đơn ly hôn có bị phạt không?

Khi nào được rút đơn ly hôn?

Rút đơn ly hôn không hề hiếm trong quá trình ly hôn. Trong đó, thời điểm có thể rút đơn ly hôn được chia ra thành 2 trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Rút đơn khi Tòa án chưa thụ lý vụ án

Khoản 2 điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:

  • Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn có quyền rút đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý hoặc các bên đương sự có thể thỏa thuận với nhau cách giải quyết phù hợp cho đôi bên.

Trường hợp 2: Riêng trong vụ án ly hôn đơn phương, theo khoản 3 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu vợ, chồng có yêu cầu rút đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ xóa tên vụ án đó, trả lại đơn ly hôn đơn phương, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có yêu cầu. Có thể thấy, việc nộp cũng như rút đơn ly hôn, đặc biệt trong các vụ án ly hôn thì các bên đương sự vẫn có quyền tự nguyện thỏa thuận để đưa ra phương hướng tốt nhất cho các bên. Đồng thời, Tòa án cũng sẽ sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

Rút đơn ly hôn sau bao lâu nộp lại được 

Rút đơn ly hôn sau bao lâu nộp lại được?

Rút đơn ly hôn sau bao lâu nộp lại được?

Sau khi rút đơn ly hôn, nếu các bên đương sự có nhu cầu nộp lại cho Tòa án để tiếp tục thụ lý vụ án. Tuy nhiên, việc nộp lại đơn ly hôn bên đương sự cần lưu ý thời gian nộp lại theo quy định.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự có quyền nộp lại đơn ly hôn khi muốn yêu cầu ly hôn mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu thì vẫn có thể nộp đơn ly hôn sau khi rút.

Tuy nhiên, bên đương sự có nhu cầu nộp lại đơn ly hôn sau khi rút khỏi Tòa án cần lưu ý là theo quy định tại Nghị quyết 02/2000/NĐ-HĐTP thì “người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Tòa án giải quyết việc xin ly hôn.”

Như vậy, hiện pháp luật vẫn chưa quy định chi tiết thời gian có thể nộp lại đơn ly hôn sau khi rút khỏi Tòa án. Do đó, có thể có thể nộp lại sau khi rút bất kỳ thời điểm nào, trừ trường hợp bị Tòa án bác bỏ đơn xin ly hôn thì sau 01 năm,  đương sự mới có thể nộp lại nhằm yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn.

Rút đơn ly hôn có bị phạt không?

Rút đơn ly hôn có bị phạt không?

Rút đơn ly hôn có bị phạt không?

Tòa án nhân dân là một trong những cơ quan nhà nước quan trọng, cũng chính vì thế số lượng công việc phải giải quyết rất nhiều. Việc nộp rồi rút đơn ly hôn có thể dẫn đến mất thời gian, tăng khối lượng công việc cho phía Tòa án nơi nhận đơn. Tuy nhiên, việc rút đơn ly hôn không bị phạt. Việc rút đơn ly hôn có thể đến từ nhiều lý do như không còn mong muốn ly hôn; muốn thêm thời gian thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ,... Vì thế việc không quy định về xử phạt hành vi rút đơn ly hôn là hợp lý.

Căn cứ tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu như sau:

  • Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.

  • Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.

Như vậy, việc rút đơn ly hôn tự nguyện của bên đương sự thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử với phần hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã được rút. Sau khi chấp nhận yêu cầu xin rút đơn ly hôn thì Tòa án sẽ trả lại cho bên đương sự các tài liệu, chứng cứ, giấy tờ liên quan,...

Ngoài ra, căn cứ vào khoản 3 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau:

“3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 472 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại điểm b, c, e, d, g và h khoản 1 Điều 143 của Luật tố tụng hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.”

Như vậy, sau khi rút đơn ly hôn ngoài việc không phải chịu bất kỳ chế tài hành chính nào thì bên đương sự còn được trả lại số tiền tạm ứng phí.

Trên đây là thông tin về chủ đề rút đơn ly hôn sau bao lâu nộp lại được. Nếu có thắc mắc liên quan mời quý độc giả gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X