Không mang giấy phép lái xe có bị giữ xe không? Thời hạn tạm giữ là bao lâu? Bị phạt bao nhiêu tiền? Đã đỗ kỳ thi sát hạch được coi là có giấy phép lái xe không? Lấy lại xe bị tạm giữ thế nào? HieuLuat giải đáp chi tiết như bài dưới đây.
Năm 2023, không mang giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Câu hỏi: Hôm đó là cuối tuần, tôi đi họp lớp đại học, do chủ quan nghĩ là chỉ đi trong cùng quận, nên tôi không mang theo giấy phép lái xe, tôi đi xe máy.
Vậy với lỗi này, tôi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định tại năm 2023? Đ.H (Hà Nội).
Năm 2023, không mang giấy phép lái xe có bị giữ xe không, bị phạt bao nhiêu? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi mức phạt đã có sự thay đổi so với trước đây.
Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt áp dụng với hành vi không mang giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tối đa là 200.000 đồng và người điều khiển ô tô, máy kéo cao nhất là 400.000 đồng.Có một số trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông có bằng lái xe quốc tế nhưng không mang theo bằng lái xe quốc gia thì có thể bị xử phạt lên đến 2 triệu đồng, 5 triệu đồng hoặc 7 triệu đồng tùy loại phương tiện, dung tích của phương tiện.
Tùy từng trường hợp mà người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể bị tạm giữ xe, giấy tờ có liên quan đến phương tiện, người điều khiển (giấy phép lái xe, đăng ký xe...) (khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Cụ thể như sau:
Hành vi không mang theo giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông | Mức phạt | Tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện |
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự xe gắn máy | 100.000 đồng - 200.000 đồng | -/- |
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô | 200.000 đồng - 400.000 đồng | -/- |
Người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự mà có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ 1968 nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia | 1 triệu đồng - 2 triệu đồng | Bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ |
Người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh trên 175cm3, xe mô tô 3 bánh mà có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ 1968 nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia | 4 triệu đồng - 5 triệu đồng | Bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ |
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ 1968 nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia | 5 triệu đồng - 7 triệu đồng | Bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ |
Giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển phương tiện giao thông phải mang theo (khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008).
Khi không mang theo loại giấy tờ trên, người tham gia giao thông là người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc xe ô tô, máy kéo phải chịu mức phạt tối đa lần lượt là 200.000 đồng hoặc 400.000 đồng.Thông thường, nếu không có các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hành chính thì mức phạt áp dụng tương ứng khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là xe gắn máy, xe ô tô, xe mô tô 2 bánh dưới 175cm3 không mang giấy phép lái xe là 150.000 đồng, 300.000 đồng, 1,5 triệu đồng.
Hoặc nếu thuộc các trường hợp mà người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe quốc tế mà không mang theo giấy phép lái xe quốc gia thì có thể bị xử phạt với mức tối đa là 7 triệu.Ngoài ra, không mang theo giấy phép lái xe không thuộc trường hợp bị tạm giữ, thu giữ giấy phép lái xe theo khoản 10 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Lưu ý, đối với trường hợp không có giấy phép lái xe, bị áp dụng mức xử phạt nặng hơn nhiều so với việc không mang giấy phép lái xe.Cụ thể khoản 5, khoản 7, khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt của hành vi không có giấy phép lái xe như sau:
Người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích dưới 175cm3 mà không có Giấy phép lái xe sẽ bị phạt 1 triệu - 2 triệu đồng;
Người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích trên 175cm3, xe mô tô 3 bánh mà không có Giấy phép lái xe bị phạt từ 04 - 05 triệu đồng;
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có bằng lái xe/giấy phép lái xe thì bị phạt từ 10 triệu đồng - 12 triệu đồng;
Như vậy, câu hỏi không mang giấy phép lái xe có bị giữ xe không, bị phạt bao nhiêu mà bạn đang vướng mắc được chúng tôi nêu ở trên.
Trong trường hợp đi xe gắn máy thì mức phạt có thể là 200.000 đồng, 2 triệu đồng hoặc 5 triệu đồng, tùy từng trường hợp mà chúng tôi đã nêu trên.
Người bị lập biên bản vi phạm hành chính có thể bị tạm giữ xe/phương tiện, giấy tờ liên quan đến xe, người điều khiển phương tiện.Không mang giấy phép lái xe bị giữ xe không? Giữ bao lâu?
Không mang giấy phép lái xe có bị giữ xe không? Thời gian bị giữ bao lâu?
Câu hỏi: Do quên ví ở nhà, nên tôi đã không xuất trình được giấy phép lái xe khi CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ.
Vậy trường hợp của tôi có bị CSGT giữ xe không? T.P (Thái Nguyên).
Không mang theo giấy phép lái xe có bị giữ xe không là câu hỏi đã được chúng tôi đã giải đáp ở phần trên.
Theo đó, không phải mọi trường hợp không mang theo giấy phép lái xe đều bị tạm giữ xe, tạm giữ giấy tờ liên quan đến người vi phạm, phương tiện.Thời hạn tạm giữ phương tiện có thể là 07 ngày làm việc, 10 ngày làm việc hoặc 1 tháng, 2 tháng, tùy mức độ, tính chất vụ việc vi phạm.
Cụ thể, căn cứ khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không mang theo giấy phép lái xe bị tạm giữ xe, tạm giữ giấy tờ liên quan đến xe, người điều khiển phương tiện nếu là một trong những trường hợp sau:Người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự mà có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ 1968 nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia (khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP);
Người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh trên 175cm3, xe mô tô 3 bánh mà có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ 1968 nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia ((khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP);
- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ 1968 nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia (khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP);
Thời hạn tạm giữ xe, giấy tờ liên quan đến xe, người lái xe theo quy định tại điểm b khoản 64 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 là:
07 ngày làm việc, nếu phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn này là không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ;
Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn này là không quá 1 tháng kể từ ngày tạm giữ;
Nếu vụ việc thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 (vụ việc rất phức tạp) là không quá 2 tháng, kể từ ngày tạm giữ;
Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông không mang theo giấy phép lái xe thì có thể bị tạm giữ xe nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp mà chúng tôi đã liệt kê ở trên.
Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi không mang theo giấy phép lái xe có bị giữ xe không mà bạn đang thắc mắc.Thời hạn tạm giữ thông thường là 07 ngày làm việc, trong trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền thì thời hạn này là không quá 10 ngày làm việc.
Trong trường hợp vụ việc phức tạp hoặc rất phức tạp thì thời hạn tạm giữ tối đa là không quá 2 tháng.
Thời hạn tạm giữ phương tiện tối đa là 2 tháng
Nhận lại xe bị tạm giữ, cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Câu hỏi: Xe máy của tôi bị tạm giữ 07 ngày do lỗi liên quan đến bằng lái.
Vậy tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để nhận lại được xe? Xin cảm ơn. V.M.T (Hải Phòng).
Theo đó, người bị tạm giữ phương tiện chỉ được nhận lại phương tiện nếu có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
Sau khi có quyết định trả lại phương tiện, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản phương tiện sẽ trả lại phương tiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.
Lưu ý: Người đến nhận lại phương tiện phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu phương tiện bị tạm giữ hoặc người được ủy quyền theo luật định (phải có văn bản ủy quyền hợp pháp).
Bước 2: Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ
Việc đối chiếu này nhằm mục đích kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.Bước 3: Lập biên bản giao,nhận phương tiện bị tạm giữ.
Như vậy, khi đến nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm cần chuẩn bị các giấy tờ sau:Quyết định trả lại phương tiện (có thể của cảnh sát giao thông, trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông...);
Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;
Văn bản ủy quyền (thường phải công chứng/chứng thực) (nếu có);
Đáng chú ý, bên cạnh việc xuất trình các giấy tờ trên để nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm còn phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Hay, câu hỏi không mang giấy phép lái xe bị giữ xe không, chuẩn bị giấy tờ gì để lấy lại xe bị tạm giữ được chúng tôi giải đáp cụ thể như trên.Bạn tự mình đối chiếu với giải đáp của chúng tôi để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phù hợp.
Lấy lại xe bị tạm giữ phải có quyết định trả lại phương tiện
Đã thi sát hạch có được coi là đã có giấy phép lái xe không?
Câu hỏi: Tôi đã vượt qua kỳ thi sát hạch và sang tuần sau là tôi lấy được giấy phép lái xe.
Tuy nhiên, sáng nay trên đường đi làm bằng xe máy, tôi bị CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ đột xuất.
Không có giấy phép lái xe;
Không mang giấy phép lái xe;
Đối chiếu theo quy định trên, suy ra, tại thời điểm bị xử phạt, nếu người điều khiển phương tiện giao thông không xuất trình được giấy phép lái xe thì sẽ bị lập biên bản vi phạm và có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều này cũng có nghĩa là, việc xử phạt này không căn cứ người điều khiển phương tiện giao thông đã thi qua kỳ thi sát hạch hay chưa mà chỉ căn cứ vào giấy phép lái xe tại thời điểm xử phạt.Vì vậy, khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra mà không xuất trình được bằng lái xe thì sẽ bị lập biên bản vi phạm, tiến hành xử phạt.
Ngoài ra, các câu hỏi liên quan đến giấy phép lái xe như không mang giấy phép lái xe bị giữ xe không, bị tạm giữ bao lâu, lấy lại xe tạm giữ cần giấy tờ gì, bạn đọc vui lòng tham khảo nội dung đã được chúng tôi giải đáp chi tiết ở trên.Trên đây là giải đáp thắc mắc của chúng tôi về không mang giấy phép lái xe có bị giữ xe không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.