Đăng ký tạm trú là việc người dân phải thực hiện để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dễ dàng quản lý dân cư. Vậy trong trường hợp nào người dân không phải đăng ký tạm trú?
Trường hợp người dân không phải đăng ký tạm trú là gì?
Chào bạn, HieuLuat xin thông tin đến bạn như sau:
Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ 1/7/2021) có quy định:
Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.
Như vậy, nếu bạn không thuộc trường hợp “đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên” như theo quy định trên thì không phải đăng ký tạm trú.
Có nghĩa, bạn đến nhà anh trai để ôn thi trong vòng 2 tuần (dưới 30 ngày) thì bạn không phải đăng ký tạm trú.
Có thể thấy, các trường hợp công dân không phải đăng ký tạm trú gồm:
Thứ nhất, khi công dân đến sinh sống ở một chỗ ở hợp pháp khác trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú;
Và thứ hai là khi công dân đến sinh sống ở một chỗ ở hợp pháp khác ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú nhưng dưới 30 ngày.
Theo câu hỏi của bạn nếu không thuộc trường hợp không phải đăng ký tạm trú, có cần thực hiện thủ tục gì không? Chúng tôi xin thông tin dưới đây.
Pháp luật quy định trường hợp không phải đăng ký tạm trú.
Không phải đăng ký tạm trú, người dân làm thủ tục gì?
Điều 30, Luật Cư trú 2020 quy định khi có người đến lưu trú tại hộ gia đình; cơ sở chữa bệnh; cơ sở lưu trú du lịch hoặc các cơ sở có chức năng lưu trú thì trách nhiệm của thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú là thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Nội dung khai báo lưu trú quy định tại khoản 2, Điều 30, Luật Cư trú 2020
- Họ và tên, số định đanh cá nhân hoặc số CMND, số hộ chiếu của người lưu trú;
- Lý do lưu trú là gì?
- Thời gian lưu trú bao lâu?
- Địa chỉ lưu trú cụ thể ở đâu?
Trường hợp người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không cư trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn.
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng internet, mạng máy tính. Người tiếp nhận thông báo lưu trú ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú, không cấp giấp tờ chứng nhận lưu trú cho công dân.
Trụ sở Công an xã/phường/thị trấn là nơi tiếp nhận thông báo lưu trú. Bên cạnh đó, căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa phương có thể quyết định thêm những địa điểm khác để tiếp nhận thông báo lưu trú.
Công an xã/phường/thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạng internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú và hướng dẫn người dân cách thông báo lưu trú.
Lưu ý:
- Việc khai báo lưu trú thực hiện trước 23h của ngày bắt đầu lưu trú.
- Nếu người đến lưu trú sau 23h, việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08h ngày hôm sau.
- Nếu ông/bà/cha/mẹ/vợ/chồng/con/cháu hoặc anh/chị/em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú 01 lần.
Trên đây là thông tin giải đáp thông tin cho vướng mắc về trường hợp không phải đăng ký tạm trú. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.