hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 11/11/2020
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

CSGT có quyền kiểm tra nồng độ cồn dù xe không vi phạm?

Đảm bảo trật tự giao thông là trách nhiệm của Cảnh sát giao thông (CSGT). Vậy có phải trong mọi trường hợp, CSGT đều được phép kiểm tra nồng độ cồn dù xe không vi phạm?

1. 5 trường hợp CSGT được quyền yêu cầu dừng xe

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA, CSGT khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được phép dừng phương tiện trong các trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (như máy bắn tốc độ, camera…) phát hiện, ghi nhận các vi phạm;

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

- Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

- Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông.

Căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, CSGT có thể yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn dù xe không vi phạm.

CSGT co quyen kiem tra nong do con du xe khong vi pham

CSGT có quyền kiểm tra nồng độ cồn dù xe không vi phạm? (Ảnh minh họa)

2. Không thổi vào máy đo nồng độ cồn bị phạt nặng

Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt, tài xế uống rượu, bia trước khi lái xe sẽ bị phạt với các mức khác nhau, tùy theo nồng độ cồn đo được trong hơi thở hoặc trong máu.

Mặt khác, Nghị định này cũng nêu rõ, đối với hành vi từ chối yêu cầu đo nồng độ cồn của CSGT, tài xế sẽ bị xử phạt ở mức cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Cụ thể:

Đối tượng

Mức phạt tiền

Xử phạt bổ sung

Căn cứ

Người điều khiển ô tô

30 - 40 triệu đồng

Tước GPLX 22 - 24 tháng

Điểm b khoản 10 Điều 5

Người điều khiển xe máy

06 - 08 triệu đồng

Điểm g khoản 8 Điều 6

Người điều khiển máy kéo, xe chuyên dùng

16 - 18 triệu đồng

Điểm b khoản 9 Điều 7

Người đi xe đạp, xe đạp điện

400.000 - 600.000 đồng

Điểm d khoản 4 Điều 8

Xem thêm:

25 mức phạt các lỗi vi phạm phổ biến của ô tô theo Nghị định 100

Mức phạt về nồng độ cồn đối với ô tô, xe máy từ 01/01/2020

Tổng hợp các mức phạt vi phạm giao thông đối với xe máy theo Nghị định 100

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X