hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 09/05/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Kinh doanh thuốc giả có thể bị tử hình

Sản xuất, kinh doanh thuốc giả không chỉ lừa dối người tiêu dùng mà còn là hành vi thiếu nhân tính, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Sản xuất, buôn bán thuốc giả bị xử phạt hành chính

Khoản 8 điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP đưa ra khái niệm “hàng giả” là thuốc như sau: Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

Đối với thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người không có dược chất (không có giá trị sử dụng, công dụng) Nghị định này quy định mức xử phạt khi kinh doanh hoặc nhập khẩu là từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Theo đó, mức phạt 100 triệu đồng áp dụng khi số hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với hành vi sản xuất thuốc giả không có giá trị sử dụng hoặc công dụng, Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định mức phạt từ 6 triệu đồng đến 120 triệu đồng.

Ngoài ra, sẽ bị tịch thu, tiêu hủy thuốc giả, và nộp lại số lợi thu được do sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp thuốc giả mang lại.

Sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị tử hình

Sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị tử hình

Sản xuất, buôn bán thuốc giả bị xử lý hình sự

Người có hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 với hình phạt thấp nhất là hai năm tù, cao nhất là tử hình.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị xử tử hình nếu vi phạm một hoặc nhiều trong các điều kiện sau:

- Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
- Làm chết 02 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Pháp nhân thương mại có thể bị phạt đến 20 tỷ đồng và cấm hoạt động vĩnh viễn.

Có thể bạn quan tâm

X