hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 22/05/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Làm gì để được giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn?

Trong nhiều vụ ly hôn, vấn đề dẫn đến những tranh cãi nảy lửa nhất không phải tranh chấp tài sản mà tranh giành quyền nuôi con. Làm thế nào để được giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn là câu hỏi không phải của riêng ai.

Căn cứ để quyết định quyền nuôi con sau ly hôn

Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014  đã có những quy định cụ thể về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn. Cụ thể:

-  Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con;

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, nguyên tắc đầu tiên khi quyết định việc trông nom, chăm sóc con sau khi ly hôn là tôn trọng thở thuận của cha mẹ. Con trên 7 tuổi thì phải xem xét cả nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng thì ưu tiên giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Làm gì để được giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn?

Làm gì để được giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn?

Làm gì để được giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn

Thông thường, nếu vợ chồng sau khi ly hôn có 2 con thì Tòa án sẽ giao cho mỗi người một con để chăm sóc, nuôi dưỡng. Vậy, phải làm thế nào để mẹ được nuôi cả hai con sau khi ly hôn nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được vấn đề này?

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Tòa án xem xét để quyết định quyền nuôi con khi vợ chồng có tranh chấp đó là căn cứ quyền lợi mọi mặt của con. Vì thế, để được nuôi cả hai con, cần chứng minh cho Tòa án thấy được việc ở với cha/mẹ có thể ảnh hưởng tốt nhất đến sự phát triển của trẻ.

Thứ nhất là điều kiện vật chất: nhà cửa, điều kiện sinh hoạt, học tập dựa trên thu nhập, tài sản… của cha/mẹ. Bên nào có những điều kiện vật chất vượt trội hơn sẽ chiếm ưu thế;

Thứ hai là điều kiện về tinh thần. Điều kiện này bao gồm thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con, tình cảm dành cho con, trình độ văn hóa, học vấn của cha/mẹ có ảnh hưởng tích cực đến con…

Nếu cha/mẹ có thể chứng minh mình có điều kiện vật chất và tinh thần vượt trội hơn so với đối phương, có thể đem đến cho con những điều kiện tốt nhất để con phát triển thì sẽ có khả năng được nuôi cả hai con sau ly hôn.

Xem thêm:

Làm gì để mẹ được nuôi cả hai con sau ly hôn?

Hướng dẫn thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X