hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 10/02/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ai làm việc xuyên Tết phải biết những điều này

Với nhiều ngành nghề đặc thù, người lao động không được nghỉ Tết Nguyên đán. Pháp luật có những quy định cụ thể dành cho đối tượng làm việc xuyên Tết này.

Câu hỏi: Vanbanluat cho em hỏi những quy định dành cho lao động đi làm vào ngày Tết với ạ, em cảm ơn - Cao Thị Hân (Bắc Ninh)

Trả lời:

1. Nghỉ Tết có được tính lương không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Theo đó, người lao động được nghỉ làm dịp Tết Âm lịch và được hưởng nguyên lương.

2. Nghỉ Tết 2021 được hưởng lương mấy ngày?

Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch.

Tại Công văn 9895/VPCP-KGVX ngày 26/11/2020, Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Âm lịch 2021 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Cụ thể,

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 07 ngày, từ ngày 10/02/2021 đến hết ngày 16/02/2021 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu).

Như vậy, Tết Âm lịch 2021, người lao động được nghỉ làm 07 ngày liên tiếp và được hưởng nguyên lương.

làm việc xuyên tết

Ai làm việc xuyên Tết phải biết những điều này (Ảnh minh họa)

3. Đi làm ngày Tết tính lương như thế nào?

Người lao động làm việc vào dịp Tết được tính là làm thêm giờ. Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, Điều 55, Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương làm thêm giờ được tính như sau:

Người lao động làm thêm giờ vào ban ngày

* Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

x

300%

x

Số giờ làm thêm


Trong đó, tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường:

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

=

Tiền lương thực trả của công việc đang làm trong tháng/tuần/ngày
(1)

:

Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng/tuần/ngày
(2)

(1) Không bao gồm:

- Tiền lương làm thêm giờ;

- Tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm;

- Tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương;

- Tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

- Hỗ trợ: khi có thân nhân bị chết; có người thân kết hôn; sinh nhật; bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh.

(2) Không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần và không kể số giờ làm thêm.

* Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

300%

x

Số sản phẩm làm thêm

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm

Tại khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm sẽ được hưởng thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường, đồng thời được hưởng thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc đó.

* Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 300%

+

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

+

20%

x

Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

x

Số giờ làm thêm vào ban đêm

Trong đó:

Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định: Ít nhất bằng 300% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.

 * Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

+

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

+

20%

x

Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

x

Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm

Trong đó:

Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Ít nhất 300% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

4. Trực Tết có được nghỉ bù không?

Pháp luật hiện hành không quy định nghỉ bù khi người lao động làm Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, trên thực tế khi đề nghị, thỏa thuận với người lao động đi làm Tết thì doanh nghiệp thường sẽ cho người lao động nghỉ bù sau đợt làm Tết.

Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Có thể bạn quan tâm

X