Chính phủ ban hành các chính sách dành cho người sử dụng lao động, người lao động do ảnh hưởng của Covid-19 là giải pháp hỗ trợ kịp thời, cũng là sự động viên trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh. Vậy đối với lao động tự do thì sao, họ nhận hỗ trợ vì ảnh hưởng Covid như thế nào?
Lao động tự do có thuộc đối tượng hỗ trợ do Covid-19?
Tại Nghị quyết số 68/NQ-CP Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho người lao động, hỗ trợ người sử dụng lao động. Theo đó, người lao động sẽ được nhận các chính sách như sau:
1. Duy trì việc làm
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ
.Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng.
2. Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
- Nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021;
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
Nghỉ từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng mức 1.855.000 đồng/người; nghỉ từ từ 1 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.
3. Người lao động ngừng việc
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc hoặc thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021;
Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc
hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
4. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động
- Chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021;
- đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.
5. Lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác
Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ
Mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.
Như vậy, bạn thuộc đối tượng lao động tự do nhận hỗ trợ Covid-19. Tùy thuộc vào khả năng, ngân sách của địa phương bạn sẽ được nhận tối thiểu mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng.
Lao động tự do cũng được hưởng chính sách hỗ trợ do Covid-19. Ảnh minh họa.
Thủ tục nhận hỗ trợ Covid-19 cho lao động tự do
Căn cứ Quyết định số 3642/QĐ-UBND TP. Hà Nội ban hành ngày 21/7/2021 của về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn thì người lao động tự do nhận hỗ trợ Covid-19 khi có đủ các điều kiện:
- Cư trú hợp pháp
- Bị mất việc làm do phải dừng hoạt động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
Riêng các trường hợp người lao động bị mất việc làm thuộc các ngành nghề bị tạm dừng hoạt động sau ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành áp dụng theo văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố hoặc chính quyền địa phương theo từng thời điểm và diễn biến của dịch.
Hồ sơ lao động tự do nhận hỗ trợ Covid-19
- Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 01
- Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng cư trú do công an xã, phường cấp.
Người lao động lập hồ sơ gửi đến UBND cấp xã, phường nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hàng tháng.
Ngoài ra, nếu nơi thường trú và tạm trú khác nhau, người lao động muốn hưởng trợ cấp tại nơi tạm trú phải xin giấy xác nhận không hưởng tại nơi thường trú và ngược lại theo mẫu số 02.
Thời gian xét duyệt hồ sơ chậm nhất ngày 31/1/2022.
Lưu ý:
Mẫu số 1 là bản đề nghị hỗ trợ, gồm các thông tin về người lao động gồm các thông tin về họ tên, nơi ở hiện tại (thường trú, tạm trú,...) , tình trạng việc làm hiện nay.
Mẫu số 2 là giấy đề nghị xác nhận về việc không đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 68/NĐ-CP tại nơi thường trú/tạm trú.
Trên đây là giải đáp về vấn đề lao động tự do nhận hỗ trợ Covid-19. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.