Cách nhận biết về lỗi đi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường như thế nào? Mức phạt hành chính đối với 2 lỗi này là bao nhiêu? Cùng HieuLuat giải đáp trong bài viết dưới đây.
Hiểu thế nào là lỗi đi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường?
Câu hỏi: Xin hỏi Luật sư, lỗi đi sai làn đường và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được hiểu như thế nào?
Quy định của pháp luật hiện nay về hai lỗi này ra sao?
Thế nào là lỗi đi sai làn đường?
Theo QCVN 41:2019/BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ - văn bản hiện vẫn đang có hiệu lực), làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Trong đó, một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.
Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.
Các xe phải chạy theo đúng làn đường của mình trên phần đường bộ được sử dụng (Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008).Người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong 1 làn đường (làn đường tương ứng với phương tiện mình đang điều khiển), chỉ được chuyển làn ở những nơi cho phép.
Người điều khiển phương tiện giao thông đi sai làn đường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.Từ những quy định trên, có thể hiểu, đi sai làn đường tức là người điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường,
Lỗi này thường mắc phải trên đoạn đường cắm biển “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” - biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h).
Lỗi đi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường là hai loại lỗi khác nhau mà người tham gia giao thông cần hiểu đúng để tránh bị phạt.
Cụ thể, cách hiểu, mức phạt đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được chúng tôi trình bày ở các phần dưới.Mức phạt của lỗi đi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường là khác nhau
Thế nào là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường?
Trước hết, vạch kẻ đường được phân loại là một trong những công trình báo hiệu đường bộ theo Luật Giao thông đường bộ.
Cụ thể, vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe, có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông (Quy chuẩn 41:2019/BGTVT).Theo Quy chuẩn này, vạch kẻ đường gồm có 2 loại là vạch trên mặt bằng (gồm vạch dọc đường, ngang đường và những loại khác) và vạch đứng nếu dựa trên vị trí sử dụng.
Biển báo hiệu hướng dẫn làn đường hiện nay là Biển số R.411 "Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo" áp dụng đối với người tham gia giao thông (Quy chuẩn 41:2019/BGTVT).
Người tham gia giao thông cần hiểu rõ ý nghĩa của biển số R.411 này để tránh bị xử phạt với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường:Biển số R.411 báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, đặt biển số R.411 "Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường" (ví dụ làn đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải..);
Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường), trong đó, số làn và hướng mũi tên tùy theo yêu cầu chỉ dẫn thực tế để vẽ cho phù hợp;
Ý nghĩa của biển này là bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe;
Đặc biệt, biển báo R.411 phải đi cùng vạch kẻ đường thì biển mới có hiệu lực (nếu chỉ có vạch kẻ đường thì vẫn phải tuân theo);
Đặc biệt chú ý:
Nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch;
Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe;
Như vậy, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được xác định trên những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.
Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe, khi có biển báo R.411 và vạch kẻ đường (hoặc chỉ có vạch kẻ đường) thì được xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.
Ví dụ như, phương tiện muốn rẽ trái nhưng đi vào làn đường đi thẳng là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Khác với lỗi, xe máy nhưng lại đi vào làn giành cho ô tô (lỗi đi sai làn đường).Người tham gia giao thông mắc lỗi đi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt với mức tiền như chúng tôi trình bày dưới đây tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Không chấp hành hướng dẫn của vạch kẻ đường bị phạt theo Nghị định 100
Lỗi đi sai làn đường và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường bị phạt bao nhiêu?
Câu hỏi: Xin hỏi Luật sư, mức phạt hành chính áp dụng đối với lỗi đi sai làn đường và lỗi không thủ vạch kẻ đường là bao nhiêu tiền?
Hiện nay, mức phạt hành chính áp dụng đối với lỗi đi sai làn đường, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được thực hiện theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Mức phạt áp dụng đối với người điều khiển phương tiện là xe ô tô, xe gắn máy, xe máy chuyên dùng... và các loại xe tương tự các loại trên là không giống nhau.
Người bị xử phạt còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn.
Cụ thể như sau:
Người điều khiển loại phương tiện vi phạm | Xử phạt đối với lỗi đi sai làn đường | Xử phạt đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường | ||||
Mức phạt tiền | Hình thức xử phạt bổ sung | Căn cứ pháp lý | Mức phạt tiền | Hình thức xử phạt bổ sung | Căn cứ pháp lý | |
Xe ô tô và các loại tương tự xe ô tô | 4 triệu - 6 triệu đồng; | Tước quyền sử dụng GPLX/bằng lái xe từ 1 - 3 tháng; | điểm đ, khoản 5, điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; | 300.000 đồng - 400.000 đồng | -/- | điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP |
Xe gắn máy/xe mô tô (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe gắn máy/xe mô tô | 400.000 đồng - 600.000 đồng; | Tước quyền sử dụng GPLX/bằng lái xe từ 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn; | điểm g khoản 3, điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | 100.000 đồng - 200.000 đồng | -/- | điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng | 400.000 đồng - 600.000 đồng; | Tước quyền sử dụng GPLX/bằng lái xe/hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 - 3 tháng; | điểm c, khoản 3, điểm a khoản 7, điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | 100.000 đồng - 200.000 đồng | -/- | điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện | 80.000 đồng - 100.000 đồng | -/- | Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | 80.000 đồng - 100.000 đồng | -/- | điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Như vậy, người tham gia giao thông bị xử phạt với lỗi đi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường với số tiền khác nhau tùy thuộc phương tiện mà họ điều khiển.
Người bị xử phạt còn có thể bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 4 tháng, tùy từng trường hợp cụ thể như chúng tôi đã nêu ở trên.
Trên đây giải đáp về lỗi đi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.