Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Mức phạt đối với mỗi loại phương tiện vi phạm khác nhau thế nào? Cùng giải đáp trong bài viết sau đây của HieuLuat.
Xe ô tô vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?
Câu hỏi: Chào Luật sư, đi ô tô mà vượt đèn đỏ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?
Chào bạn, vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu đối với phương tiện tham gia giao thông là ô tô được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5, điểm b, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Người vi phạm trong trường hợp này bị xử phạt tiền (hình phạt chính) cho hành vi vi phạm, bị áp dụng hình phạt bổ sung, cụ thể như sau:
Phạt tiền: Từ 4 triệu - 6 triệu đồng;
Mức phạt tiền trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm là 5 triệu đồng;
Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng;
Nếu vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng;
Vậy nên, vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền nếu người vi phạm điều khiển phương tiện giao thông là ô tô được chúng tôi giải đáp như sau: Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn.
Xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Câu hỏi: Nếu đi xe máy mà vượt đèn đỏ thì bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định 2023?
Xin Luật sư chỉ dẫn rõ. Chân thành cảm ơn.
Chào bạn, người điều khiển xe máy/xe gắn máy, xe mô tô hoặc phương tiện tương tự xe mô tô, xe gắn máy vượt đèn đỏ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 6, khoản 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Cụ thể điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vượt đèn đỏ của người vi phạm là: 800.000 đồng - 1 triệu đồng;
Điểm b, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung áp dụng đối với hành vi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ như sau:
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng;
Nếu vượt đèn đỏ mà gây tai nạn thì bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng;
Như vậy, vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền nếu người tham gia điều khiển phương tiện giao thông là xe gắn máy, xe mô tô hoặc tương tự xe mô tô, xe gắn máy được áp dụng theo Nghị định 100, Nghị định 123 là 800.000 - 1 triệu đồng.
Ô tô, xe máy vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền 2023?
Xe đạp, xe đạp điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?
Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi mức phạt khi điều khiển xe đạp, xe đạp điện vượt đèn đỏ năm 2023 là bao nhiêu?
Xin cảm ơn.
Chào bạn, vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2029/NĐ-CP.
Theo Điều luật này, người điều khiển phương tiện là xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy bị xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông mà vượt đèn đỏ với mức phạt tiền là 100.000 đồng - 200.000 đồng.
Mức phạt thường áp dụng khi không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là 150.000 đồng.Người vi phạm không bị áp dụng hình phạt bổ sung.
Như vậy, người tham gia giao thông điều khiển phương tiện là xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy vượt đèn đỏ thường bị xử phạt là 150.000 đồng.
Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền nếu là xe đạp, xe đạp điện đã được chúng tôi giải đáp theo quy định pháp luật, bạn đối chiếu để có đáp án cho mình.
Xe 50cc vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?
Câu hỏi: Chào Luật sư, em trai tôi điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh là 50cc tham gia giao thông và vượt đèn đỏ.
Xin hỏi mức phạt mà em tôi phải chịu là bao nhiêu tiền?
Chào bạn, vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu nếu người điều khiển phương tiện là xe gắn máy có dung tích xi lanh 50cc (hay xe có phân khối là 50 cm3) được thực hiện theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Trước hết, theo mô tả cảu bạn, em trai bạn điều khiển phương tiện là xe gắn máy có dung tích làm việc của động cơ là 50 cm3 mà vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông.
Chúng tôi hiểu rằng, em trai bạn đã đủ 18 tuổi, lúc này, mức phạt áp dụng đối với em trai bạn được căn cứ vào điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Phạt tiền: Từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng;
Và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng;
Nếu vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng;
Như vậy, với câu hỏi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền nếu người điều khiển phương tiện là xe gắn máy có dung tích 50cm3 được trả lời theo quy định tại Nghị định 100, Nghị định 123 của Chính phủ như trên.
Theo quy định, mức phạt tiền cao nhất có thể lên đến 1 triệu đồng và người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tối đa 3 tháng.
Đi bộ vượt đèn đỏ có thể bị phạt tiền
Đi bộ vượt đèn đỏ, có bị phạt không?
Câu hỏi: Xin chào HieuLuat, xin hỏi người đi bộ mà vượt đèn đỏ thì có bị xử phạt không?
Mức xử phạt đang được áp dụng hiện nay là bao nhiêu?
Chào bạn, những nội dung giải đáp ở trên cho thấy vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu đối với người đi xe ô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe đạp điện.
Vậy, nếu người đi bộ vượt đèn đỏ liệu có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, sẽ phạt tiền từ 60.000 đồng - 100.000 đồng đối với người đi bộ có 01 trong các hành vi vi phạm như liệt kê dưới đây:
Đi bộ không đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
Người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường…
Người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông…
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy người đi bộ vượt đèn đỏ vẫn bị xử phạt và mức phạt là từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Bên cạnh đó, người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 100/2019).
Nói cách khác, khi tham gia giao thông, người đi bộ cũng cần phải chấp hành đầy đủ hiệu lệnh của đèn giao thông, tránh trường hợp phải thắc mắc đi bộ vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền khi đã bị lập biên bản.
Vượt đèn đỏ có bị giữ xe, giữ bằng lái không?
Câu hỏi: Xin hỏi HieuLuat, xe ô tô, xe máy, xe đạp vượt đèn đỏ mà bị lập biên bản thì có bị giữ xe, giữ bằng lái không?
Chào bạn, vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu, bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ không là câu hỏi mà nhiều người tham gia giao thông quan tâm.
Theo đó, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà có hành vi vượt đèn đỏ thì ngoài việc bị lập biên bản, xử phạt vi phạm còn bị giữ giấy tờ xe mà không bị tạm giữ phương tiện.
Cụ thể như sau:
Trường hợp vượt đèn đỏ và căn cứ xử phạt | Tạm giữ xe (biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm) | Tạm giữ bằng lái xe (bảo đảm thi hành quyết định xử phạt) |
Người điều khiển xe ô tô, xe tương tự xe ô tô (điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | -/- | Được phép tạm giữ |
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và tương tự xe mô tô, xe gắn máy (điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | -/- | |
Người điều khiển xe đạp, xe đạp điện (điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2029/NĐ-CP) | -/- | -/- |
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | -/- | Được phép tạm giữ |
Căn cứ pháp lý sử dụng | Điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
|
Như vậy, câu hỏi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu, có bị tạm giữ bằng lái xe, phương tiện tham gia giao thông vi phạm hay không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết như trên.
Vượt đèn đỏ có thể bị tạm giữ bằng lái
Vượt đèn đỏ phạt nguội bao nhiêu?
Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi, trường hợp phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, bị phạt nguội thì mức phạt là bao nhiêu tiền?
Quy định cụ thể tại văn bản nào?
Chào bạn, vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền nếu người vi phạm bị phạt nguội, đối với ô tô, xe máy, xe đạp thì có gì khác biệt không, toàn bộ những quy định này được giải đáp tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Trước hết, phạt nguội là từ được sử dụng khi Thông tư 65/2020/TT-BCA có hiệu lực thi hành, tức từ 5/8/2020.
Theo đó, phạt nguội được hiểu là việc xử phạt vi phạm không được thực hiện tại thời điểm có hành vi vi phạm.
Người vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bị lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt thông qua hình ảnh, video được cá nhân, tổ chức cung cấp, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc dữ liệu từ camera của cơ quan giao thông.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, Thông tư 65/2020/TT-BCA và các văn bản khác có liên quan không quy định về việc thay đổi mức xử phạt khi áp dụng hình thức phạt nguội.
Điều này cũng có nghĩa rằng, người vi phạm giao thông về hành vi vượt đèn đỏ vẫn bị áp dụng mức xử phạt, hình thức xử phạt (bao gồm phạt tiền, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung) như đối với trường hợp xử phạt trực tiếp tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.
Cụ thể, mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung đối với người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ được áp dụng như chúng tôi đã trình bày ở phần trên.
Như vậy, vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu, nếu phạt nguội thì mức phạt có gì thay đổi hay không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết như ở trên.
Theo đó, mức phạt nguội đối với trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ được áp dụng tương tự như trường hợp thông thường.
Vượt đèn đỏ gây tai nạn có thể bị xử lý hình sự
Vượt đèn đỏ gây tai nạn là vi phạm gì? Bị xử lý thế nào?
Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi nếu điều khiển phương tiện giao thông mà gây tai nạn thì bị xử lý như thế nào?
Chào bạn, trong trường hợp thông thường, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông và bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì còn có thể phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của hành vi gây tai nạn, hậu quả của vụ tai nạn mà người vi phạm phải chịu trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm dân sự:
Người vi phạm giao thông gây tai nạn mà dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác thì có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ, hậu quả của vụ việc;
Các bên có thể thỏa thuận về mức tiền, cách thức bồi thường thiệt hại hoặc căn cứ theo quy định chung của Bộ luật Dân sự 2015 về xác định mức đền bù bồi thường;
Trách nhiệm hình sự:
Người gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngoài trách nhiệm dân sự nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự;
Theo đó, hình phạt chính được áp dụng đối với người vi phạm nhẹ nhất là phạt tiền, nặng nhất là phạt tù có thời hạn lên đến 15 năm;
Người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như cầm đảm nhiệm chức vụ/cấm hành nghề/cấm làm công việc nhất định trong thời hạn từ 1 - 5 năm;
Như vậy, vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu là câu hỏi mà nhiều người bị lập biên bản hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính rất quan tâm.
Ngoài việc bị xử phạt, người vi phạm còn có thể phải chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự nếu như điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ mà gây tai nạn.
Trên đây là giải đáp về vấn đề vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.