hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 19/08/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Luật bay flycam ở Việt Nam hiện nay quy định thế nào?

Flycam là thiết bị máy bay điều khiển từ xa có camera, phục vụ cho việc quay phim, chụp ảnh và ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam. Thế nhưng, pháp luật Việt Nam cũng đặt ra giới hạn nhất định đối với hoạt động bay này.

Thủ tục xin phép bay flycam thế nào?

Câu hỏi: Tôi theo đuổi nghề nhiếp ảnh và muốn sử dụng flycam để quay video, tạo ra những shoot ảnh đẹp cho khách hàng. Tôi đang có ý định mua flycam nhưng đang không biết thủ tục xin phép bay flycam như thế nào, tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì và nộp ở đâu? - Minh Quốc (Hà Nội)

Theo luật bay flycam của Việt Nam, việc sử dụng flycam ở nước ta không bị cấm hoàn toàn, tuy nhiên, người sử dụng phải làm thủ tục xin phép bay do hoạt động bay có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng…

Theo Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 79/2011/NĐ-CP, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để xin giấy phép làm thủ tục bay flycam:

- Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (tải mẫu tại đây)

- Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép flycam được thực hiện cất cánh, hạ cánh

- Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.

Nơi nộp hồ sơ: Chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức bay, bạn phải nộp đơn đề nghị cấp phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.

Theo Điều 8 của Nghị định 36/2008/NĐ-CP, địa chỉ của Cục Tác chiến là số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Số điện thoại liên hệ: 069 533200; 069 533105; Số fax: 04 7337994.

luat bay flycam o viet nam
Bay flycam ở Việt Nam phải xin cấp giấy phép (Ảnh minh họa)


Không xin phép nhưng sử dụng flycam có bị phạt không? 

Câu hỏi: Tôi được biết sử dụng flycam phải xin cấp phép nhưng nếu tôi muốn “bay chui”, không xin phép thì khi bị phát hiện tôi sẽ bị phạt như thế nào? - Tuấn Phong (Hà Nội)

Điều 16 của Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Nghị định này tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, chế tài xử phạt đối với hoạt động bay flycam khi chưa được cấp phép vẫn chưa có sự thống nhất. Cụ thể, Nghị định 167/2013/NĐ-CP chỉ quy định phạt từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng đối với hành vi thả các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm

Hiện nay, nhiều trang báo điện tử, trang mạng dẫn quy định xử phạt tại Nghị định 162/2018/NĐ-CP là không hoàn toàn chính xác, do Nghị định 162 chỉ quy định về các mức xử phạt đối với hoạt động hàng không dân dụng, không áp dụng đối với trường hợp máy bay điều khiển từ xa như flycam…


Những vùng nào cấm bay flycam? 


Tôi được biết có một số vùng flycam không được phép hoạt động, cho dù có giấy phép. Đó là những vùng nào? - Thu Thủy (Hải Phòng)

Vùng cấm bay flycam được quy định rất cụ thể tại Quyết định 18/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo Điều 3 của Quyết định này, đó là những vùng sau:

STT

Khu vực cấm bay

Khoảng cách phải duy trì ở mọi độ cao

1

Khu vực các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng;

500m

2

Khu vực trụ sở làm việc, gồm:

- Trụ sở của các cơ quan trung ương;

- Trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Trụ sở các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam

200m

3

- Khu vực đóng quân; khu vực triển khai lực lượng, trang bị chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, bảo vệ mục tiêu

- Khu vực kho tàng, nhà máy, căn cứ hậu cần, kỹ thuật,

- Trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;

- Khu vực các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

500m

4

Khu vực sân bay, cảng hàng không

Tùy đặc điểm từng cảng hàng không, sân bay

5

Khu vực nằm trong giới hạn của đường hàng không, các vệt bay, hành lang bay đã được cấp phép trong vùng trời Việt Nam

6

Một số khu vực khác trong trường hợp đặc biệt theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương


Ngoài ra, theo Điều 4 của Quyết định 18/2020/NĐ-CP, bạn cũng cần lưu ý một số khu vực bị hạn chế bay như sau:

- Khu vực vùng trời có độ cao lớn hơn 120m so với địa hình (không bao gồm vùng trời các khu vực cấm bay như nêu trên.

- Khu vực tập trung đông người.

- Khu vực biên giới.

+ Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc: 25000 m tính từ đường biên giới

+ Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia: 10000 m tính từ đường biên giới

- Khu vực tiếp giáp với khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay có hoạt động của máy bay dân dụng, quân sự mở rộng…

Trên đây là quy định về luật bay flycam ở Việt Nam hiện nay. Bạn cần lưu ý các thông tin này trước khi quyết định sử dụng flycam.

Có thể bạn quan tâm

X