Lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khi mang thai và đi khám thai được hưởng chế độ thai sản. Vậy, mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội viết thế nào?
Giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội là gì?
Trả lời:
Hiện nay, trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Thông tư 56/2017/TT-BYT không có quy định về mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội.
Theo khoản 2 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi khám thai là: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú; bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.Như vậy, có thể hiểu, giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội chính là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cũng chính là loại giấy tờ cần dùng cho các trường hợp hưởng chế độ thai sản khác như sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.Cụ thể, khoản 2 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
Như vậy, trường hợp bạn đi khám thai sẽ sử dụng mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT. Đây cũng chính là mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội mà mọi người thường nhắc tới.
Mẫu giấy khám thai hưởng BHXH? Cách ghi giấy thế nào? (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn cách ghi mẫu giấy khám thai hưởng BHXH
Trả lời:
Chào bạn, lao động nữ khi đi khám thai, để hưởng chế độ thai sản cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Dưới đây là mẫu giấy cụ thể:
Liên số 1 ……………………………. Mẫu Số:…………………….. Số:………………/KCB Số seri: …………………….. GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ........................................... ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:.......................................................... ; Giới tính: ..................................................................................... Đơn vị làm việc: .......................................................................... ................................................................................................... II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị ................................................................................................... Số ngày nghỉ: ............................................................................. (Từ ngày ………………..đến hết ngày………………………..) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) - Họ và tên cha: ........................................................................... - Họ và tên mẹ: ...........................................................................
| Liên số 2 ……………………………. Mẫu Số:…………………….. Số:………………/KCB Số seri: …………………….. GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ........................................... ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:.......................................................... ; Giới tính: ..................................................................................... Đơn vị làm việc: .......................................................................... ................................................................................................... II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị ................................................................................................... Số ngày nghỉ: ............................................................................. (Từ ngày ………………..đến hết ngày………………………..) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) - Họ và tên cha: ........................................................................... - Họ và tên mẹ: ...........................................................................
|
Hướng dẫn cách ghi:
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm.Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải như nhau).
Phần thông tin người đi khám thaiDòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;
Dòng thứ hai:Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số báo hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
Thẻ bảo hiểm y tế số: Ghi đầy đủ mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, trong đó phần chữ viết in hoa (Chỉ áp dụng đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
Dòng thứ ba: ghi rõ giới tính.
Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp.Chỉ có giấy siêu âm có được hưởng chế độ khám thai không?
Chào bạn. Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định các loại giấy tờ phải có trong hồ sơ hưởng chế độ khám thai bao gồm:
- Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập;
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.Như vậy, nếu bạn chỉ cung cấp được giấy siêu âm mà không có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì không được hưởng chế độ này.
Những lần đi khám thai sau, bạn cần xin được giấy này để không bỏ lỡ quyền lợi.Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cho phép, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc đi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng một ngày bằng mức hưởng chế độ thai sản một tháng chia cho 24 ngày (điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội).
Cụ thể: Mức hưởng = (Mbq6t / 24 ngày) x 100% x Số ngày nghỉ
Trong đó:
Mbq6t : Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức tiền lương bình quân được tính trên số tháng đã đóng.
Trên đây là mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội. Nếu còn băn khoăn, độc giả vui lòng gửi câu hỏi tại đây. Các chuyên gia pháp lý của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn câu trả lời trong vòng 24 giờ làm việc, nếu câu hỏi đầy đủ thông tin. Hoặc nếu cần hỗ trợ ngay, bạn có thể liên hệ 19006192.
>> Nghỉ khám thai cần giấy tờ gì? Thủ tục hưởng chế độ khám thai